Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
13 tuổi nhổ răng có mọc lại không là thắc mắc của nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi này khi có dự định nhổ răng cho trẻ vì một nguyên nhân nào đó, tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi để tránh trẻ bị mất răng vĩnh viễn.
Thời điểm thay răng của trẻ sẽ rơi vào 6-13 tuổi, lúc này răng sữa sẽ tự lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng rụng sau khi qua độ tuổi này, có thể trẻ sẽ bị mất răng vĩnh viễn và phải can thiệp bằng các phương pháp thẩm mỹ. Vì thế bài viết dưới đây sẽ giải đáp bố mẹ về việc trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không, để cân nhắc trước khi quyết định nhổ răng cho trẻ, mời mọi người xem qua nhé.
Trước khi biết được khi trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì các bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn thay răng của trẻ trong quá trình lớn khôn. Theo đó giai đoạn mọc răng sữa đầu tiên sẽ từ 6 tháng đến 3 tuổi, lúc này các răng sẽ đảm nhiệm chức năng hỗ trợ bé nhai và vệ sinh răng miệng. Đợt thay răng tiếp theo từ 6 - 13 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng đi và dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn.
Thời điểm này các bố mẹ cần theo dõi tình trạng thay răng của con để theo dõi các vị trí răng mọc lên, tránh trường hợp răng mọc lộn xộn hoặc răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc.
Thông thường hoạt động thay răng sữa của trẻ sẽ diễn ra tại các cột mốc dưới đây:
Bên cạnh những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa trong độ tuổi từ 6- 13 thì đến 17-25 tuổi sẽ có đợt mọc những chiếc răng cuối cùng của người trưởng thành, nhưng chúng gần như không có tác dụng hỗ trợ nhai mà còn mang lại cảm giác phiền phức, khó chịu khi mọc lệch với tên gọi là răng khôn.
Hiện nay câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đó là khi trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Thực tế cho thấy có đến 90% trẻ em 13 tuổi không có răng mọc lên thay thế sau khi nhổ răng.
Lý giải cho điều này theo quy luật thay răng ở trẻ, trong các giai đoạn thay răng từ 6-13 tuổi các răng sữa đều bị thay thế bằng răng vĩnh viễn, các bố mẹ có thể tìm hiểu để biết răng vĩnh viễn là răng nào và cách phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con, vì khi răng vĩnh viễn bị nhổ đi thì chắc chắn sẽ không mọc lại vì mỗi người chỉ thay răng một lần trong đời.
Đôi khi ở một số bé có cơ địa khác biệt thay răng trễ chiếm đến 10%, đến khi 13 tuổi vẫn chưa thay hết răng sữa trên cung hàm, trường hợp này có thể nhổ bỏ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế.
Đặt tình huống nhiều bố mẹ chưa hiểu rõ các giai đoạn thay răng của trẻ và cho trẻ 13 tuổi nhổ răng khi đã có răng vĩnh viễn, các bé sẽ có nguy cơ cao đối diện với nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng như:
Nếu đã nhổ bỏ đi răng vĩnh viễn, phần xương hàm tại vị trí không có răng sẽ mất lực nhai trong thời gian khoảng 3 tháng, dẫn đến tiêu xương hàm gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, đặc biệt là suy giảm mật độ và chất lượng xương.
Sau thời gian trên, mật độ xương bị giảm sút và các xương hàm sẽ bị xốp và tiêu dần. Tỷ lệ tiêu xương sẽ tăng đến 60% sau khoảng 3 năm, song song là quá trình lão hóa bị đẩy nhanh khiến chân răng dần bị lung lay, nguy hiểm hơn trẻ sẽ có nguy cơ bị mất thêm nhiều răng nữa.
Khi trẻ không mọc răng lấp khoảng trống tại nơi thiếu răng, các răng xung quanh sẽ dần nghiêng về phía đó vì không có điểm tựa, dần dần toàn bộ hàm răng sẽ bị xô lệch và lệch khớp cắn.
Khi vị trí một răng mất đi, đặc biệt là nhóm răng ở trung tâm như răng cửa và răng nanh sẽ làm giảm đáng kể nét thẩm mỹ trên gương mặt. Đối với trẻ 13 tuổi sắp đến tuổi dậy thì đã có nhận thức về vẻ ngoài, nên sẽ dần tự ti khi giao tiếp.
Nếu thiếu đi bất kỳ một chiếc răng nào cũng đều làm suy giảm chức năng nhai, sẽ khiến cho thực đơn của trẻ bị giới hạn lại những thức ăn mềm, dễ nhai nhưng nếu kéo dài thì cơ thể không đảm bảo được chất dinh dưỡng khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch và có thể mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng,...
Trước những tác hại mà trẻ có nguy cơ đối diện nếu nhổ răng vĩnh viễn ở cột mốc 13 tuổi, 2 phương pháp phục hồi răng dưới đây sẽ là “phao cứu sinh” giúp bé lấy lại thẩm mỹ cao nhất.
Nếu bố mẹ vẫn đang băn khoăn thắc mắc có nên làm cầu răng sứ hay không thì câu trả lời là hoàn toàn phù hợp với trẻ 13 tuổi nhé, đây là một trong nhiều cách giúp phục hồi răng phổ biến nhất hiện nay.
Cầu răng bao gồm 2 hay nhiều trụ, sẽ được gắn cố định lên trên các răng trụ, giúp lấp đầy những khoảng trống của răng đã mất trên cung hàm.
Ưu điểm nổi bật:
Kỹ thuật cấy ghép implant là cấy ghép vào trong xương hàm một vít nhỏ có kích cỡ bằng với chân răng thật được làm bằng titanium có sự tương thích cao với cơ thể người. Kết hợp với trụ implant giúp nâng đỡ cho mão phục hình, cầu răng hay hàm răng giả để thay thế cho các răng đã mất.
Ưu điểm nổi bật:
Hy vọng qua thông tin trong bài viết trên, bố mẹ sẽ biết được trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không, để không cần lo lắng về việc mất răng của trẻ. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải nhổ các răng vĩnh viễn thì có thể nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ nha khoa để có hướng khắc phục phù hợp với từng bé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.