Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

7 thuốc gây tăng huyết áp hiện nay có thể bạn chưa biết

Ngày 19/08/2024
Kích thước chữ

Thuốc gây tăng huyết áp là phương pháp hữu ích đối với bệnh nhân huyết áp thấp, đồng thời cũng là nỗi lo lắng của những người bệnh cao huyết áp vì chúng thường “ẩn danh” dưới tên gọi các loại thuốc điều trị nhiều bệnh lý.

Theo dữ liệu khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ (NHANES) từ 2009 đến 2018, có đến 18,5% người trưởng thành bị tăng huyết áp khi đang dùng một loại thuốc có khả năng làm tăng huyết áp song song. Đáng nói bệnh huyết áp cao phát triển trong âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng để điều trị sớm, ngăn tổn thương các cơ quan như tim, não, thận,... Đặc biệt dễ gặp ở những bệnh nhân sử dụng thuốc bổ sung trong thời gian dài. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về loại thuốc gây tăng huyết áp.

Phân loại huyết áp cao

Thực tế huyết áp cao cũng được chia thành 2 dạng bao gồm:

Huyết áp tăng tiên phát: Là phần lớn các trường hợp bệnh cao huyết áp không rõ nguyên nhân, có chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg. Tình trạng này có thể làm máu lưu thông kém, nguy cơ cao bị đột quỵ, đau tim, suy tim,...

Huyết áp tăng thứ phát: Xảy ra ở các trường hợp bệnh nhân bị u tuyến thượng thận, hở van động mạch chủ,... và huyết áp cao là một biểu hiện của các bệnh lý kể trên.

7 thuốc gây tăng huyết áp hiện nay có thể bạn chưa biết 1
Cao huyết áp có thể cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ đột quỵ

Điều gì xảy ra khi huyết áp tăng?

Người có chỉ số huyết áp cao khi tâm thu ≥ 140mmHg và tâm trương ≥ 90mmHg, có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, các vấn đề suy giảm thị lực do mạch máu bị hỏng các mạch máu.

Như đã đề cập số đông trường hợp bị huyết áp cao nguyên phát và chỉ có 10% trường hợp huyết áp cao thứ phát. Theo đó cả hai đều có hệ quả từ sử dụng rượu bia, chất kích thích, các bệnh lý về tuyến giáp, thận hoặc do một số loại thuốc điều trị bệnh.

Người bệnh có chỉ số huyết áp cao gần như phải gắn bó cả đời với thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát huyết áp ổn định dưới 140/90 mmHg giúp bệnh nhân sống khỏe.

7 thuốc gây tăng huyết áp hiện nay có thể bạn chưa biết 2
Huyết áp cao bất thường sẽ dẫn đến những rủi ro nào cho sức khỏe?

Các thuốc gây tăng huyết áp thường gặp

Bạn đọc cần lưu ý khi sử dụng những loại thuốc kê toa và không kê toa sau đây có thể làm tăng huyết áp trong âm thầm.

Thuốc giảm đau

Một số thuốc chống viêm và thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm không steroid (indomethacin, ibuprofen, piroxicam,...) có thể làm rối loạn chức năng thận, giữ nước cơ thể và tăng huyết áp.

Mọi người cần lưu ý kiểm tra huyết áp trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc tốt nhất nên tư vấn ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau nào phù hợp nhất với bạn để kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Thuốc thông mũi

Các loại thuốc thông mũi với công dụng làm co mạch máu gây huyết áp cao như pseudoephedrine, phenylephrine,... Hơn nữa thuốc thông mũi cũng làm giảm hiệu quả cho các loại thuốc huyết áp.

Thuốc ngừa thai

Thuốc và các thiết bị ngừa thai có chứa nội tiết tố gây huyết áp cao do tác dụng co thắt các mạch máu nhỏ. Tỷ lệ bị tăng huyết áp do sử dụng thuốc ngừa thai cao hơn với các trường hợp béo phì, hút thuốc lá,...

Tuy nhiên tùy thuộc cơ địa, không phải ai sử dụng thuốc ngừa thai cũng bị cao huyết áp. Cách tốt nhất nên kiểm tra chỉ số huyết áp từ 6 - 12 tháng để xác định bản thân có bị tác dụng phụ của thuốc ngừa thai hay không và cân nhắc sử dụng hình thức ngừa thai khác.

7 thuốc gây tăng huyết áp hiện nay có thể bạn chưa biết 3
Thuốc ngừa thai cũng thuộc nhóm thuốc gây tăng huyết áp

Thuốc ức chế miễn dịch

Có thể do tác dụng ức chế miễn dịch làm ảnh hưởng đến chức năng thận và tăng huyết áp của một số loại thuốc như cyclosporine, tacrolimus,... Bệnh nhân cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc trao đổi với bác sĩ để thay thế lựa chọn khác phù hợp hơn.

Thuốc trầm cảm

Thuốc trầm cảm với công dụng tác động lên phản ứng cơ thể với các chất trung gian như serotonin, norepinephrine, dopamine và làm thay đổi tâm trạng của bạn.

Ngoài ra một số loại thuốc trầm cảm còn gây cao huyết áp điển hình như venlafaxine, các chất ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm ba vòng, fluoxetine,... Nếu bắt buộc sử dụng thuốc bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để thay đổi thuốc nếu không phù hợp.

Thuốc đau nửa đầu

Thuốc điều trị chứng đau nửa đầu có thể làm giảm cơn đau hiệu quả, đồng thời cũng là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu làm tăng huyết áp như zolmitriptan, isometheptene, ergotamine,... Để kiểm soát chỉ số huyết áp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để được tư vấn thay thế loại thuốc khác.

Kháng viêm corticosteroid

Thuốc kháng viêm corticosteroid thường được kê toa để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn cùng nhiều loại bệnh mạn tính khác, nhưng sẽ làm tăng huyết áp.

Để giảm thiểu các loại thuốc điều trị gây tăng huyết áp, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những phản ứng khi sử dụng thuốc dù kê đơn hay không kê đơn. Đặc biệt nếu người bệnh khám nhiều bác sĩ nên cập nhật các loại thuốc đang sử dụng để được chỉ định thuốc thay thế phù hợp.

Bài viết trên đã liệt kê 7 loại thuốc gây tăng huyết áp được sử dụng nhiều hiện nay. Tùy vào thể trạng sức khỏe, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen thể dục.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin