Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Biết cách phân biệt các loại nấm có thể sử dụng làm thực phẩm và loại nấm độc là cách tốt nhất để phòng ngộ độc do nấm. Vậy Amanita toxin có trong thực phẩm nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Amanita toxin là một loạt các độc tố tự nhiên có trong một số loại nấm thuộc chi Amanita, một họ nấm phổ biến và đa dạng. Những độc tố này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe khi ăn, thậm chí trong một lượng nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những loại thực phẩm có thể chứa Amanita toxin và cách nhận biết để tránh nguy cơ tiềm ẩn nhé!
Ngộ độc nấm do nhiễm Amanita toxin thường xảy ra vào mùa Xuân, Hè với nguy cơ tử vong cao. Các vụ ngộ độc nấm thường xảy ra ở vùng núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc có tập quán thu hái những cây nấm mọc tự nhiên để làm thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hái nấm hoặc mua nấm về ăn bị ngộ độc ở một số người dân vùng đồng bằng.
Ở Việt Nam có 4 loại nấm cực độc phổ biến thường gặp bao gồm:
Nấm độc tán trắng (Amanita verna) là loài nấm có mũ màu trắng và bề mặt nhẵn bóng, thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Khi còn non, nấm có đầu tròn hình trứng, mũ và cuống nấm dính chặt vào nhau. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5 - 10 cm, mép mũ nấm có thể cụp xuống khi già.
Phiến nấm và cuống nấm đều màu trắng, với phần cuống có dạng màng gần sát với mũ và chân cuống phình dạng củ. Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa Amanitin (Amatoxin) có độc tính cao.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) giống với nấm độc tán trắng, có hình dạng gần như nhau và chứa cùng loại độc tố. Mũ nấm của chúng cũng trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non có hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4 - 10 cm. Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu.
Cả hai loại nấm này đều có chứa Amanitin (Amatoxin) độc tính cao. Triệu chứng ngộ độc nấm thường xuất hiện muộn (6 - 24 giờ) với các dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài ra nước. Sau đó xuất hiện suy gan, suy thận (vàng da, tiểu ít, không đi tiểu được, hôn mê) và tử vong.
Nấm mũ khía nâu xám thường có có đỉnh nhọn với các sợi tơ màu từ vàng đến nâu, tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ với đường kính mũ nấm khoảng 2 - 8cm. Phiến nấm lúc non màu hơi trắng, gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Thịt nấm màu trắng và chứa độc tố muscarin.
Độc tố gây phát tác nhanh, chỉ trong khoảng 15 phút đến vài giờ sau khi ăn nấm đã xuất hiện các triệu chứng như co đồng tử, mắt mờ, nhịp tim chậm, huyết áp hạ, tăng tiết mồ hôi, chảy đờm rãi, co thắt khí phế quản, tăng tiết đường hô hấp làm ngạt thở, suy hô hấp, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và có thể tử vong.
Loài nấm này mọc thành cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, ruộng ngô, trên bãi cỏ và một số nơi khác. Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5 - 15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ.
Phiến nấm lúc non màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Thịt nấm màu trắng, có độc gây rối loạn tiêu hóa và gây biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời.
Tuy Amanita toxin phổ biến trong một số loại nấm Amanita, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện trong một số thực phẩm khác thông qua việc ô nhiễm nấm và không đảm bảo an toàn trong quá trình thu hái và chế biến. Dưới đây là một số thực phẩm có thể chứa Amanita toxin:
Ngộ độc do nấm Amanita toxin là một tình trạng ngộ độc nghiêm trọng có thể gây tử vong, do ăn phải các loại nấm Amanita hoặc các loại nấm độc hại khác. Để phòng ngừa ngộ độc thì trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu về các loại nấm có thể ăn được và nấm độc hại. Nếu không chắc chắn, không nên thu thập nấm tự nhiên mà hãy mua nấm từ nguồn tin cậy.
Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình nghi ngờ bị ngộ độc, hãy thực hiện các bước khẩn cấp sau đây:
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được cho thắc mắc Amanita toxin có trong thực phẩm nào. Việc hiểu rõ về nấm và sử dụng nấm một cách đúng đắn là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Từ đó, giúp bạn hạn chế được tình trạng nhiễm độc khi ăn nấm nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.