Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn gì bổ phổi? 8 loại thực phẩm tốt cho phổi

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Phổi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp của cơ thể. Vì vậy ăn gì bổ phổi luôn là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số gợi ý về các thực phẩm và chế độ ăn có thể hỗ trợ cho sự bảo vệ và tăng cường phổi.

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, giữ một lá phổi khỏe là điều vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt ngoài việc giúp bảo vệ phổi, còn có thể giúp phổi giảm tổn thương có hại. Vậy ăn gì bổ phổi? Dưới đây là một số loại thực phẩm Long Châu gợi ý cho bạn có thể giúp tăng cường chức năng phổi.

Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và phổi

Chế độ dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết với sức khỏe phổi. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại, cải thiện chức năng phổi và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh phổi. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe phổi bao gồm:

  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Vitamin E: Vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Beta-carotene: Beta-carotene là một tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.
  • Axit béo omega-3: Axit béo omega-3 giúp giảm viêm, cải thiện chức năng phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính.
  • Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch và giúp bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng.
  • Selen: Selen là một khoáng chất giúp chống oxy hóa và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại. Các thực phẩm giàu selen bao gồm hải sản, thịt đỏ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chất xơ: Chất xơ tăng cường khả năng lọc của phổi và giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hen suyễn. Cải thiện chức năng phổi.
phổi 1.jpg
Vitamin C có trong các loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại

Do đó, để giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh thì ngoài việc tránh xa những tác nhân gây hại cho phổi như khói thuốc lá, các hoá chất, khí thải,... Thì chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và cung cấp đủ nhu cầu cơ thể sẽ có giúp cho bạn có lá phổi khỏe mạnh hơn.

Ăn gì bổ phổi? Gợi ý 10 loại thực phẩm tốt cho phổi

Củ cải đường và củ cải xanh

Củ cải đường và rau củ cải đường là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, một chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp và giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy. Bổ sung củ cải đường có thể cải thiện hiệu suất thể chất và chức năng phổi ở những người mắc một số bệnh phổi, bao gồm COPD và tăng huyết áp phổi. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa nhiều chất có lợi cho phổi như chất chống oxy hóa, magie, kali, vitamin C và carotenoid.

Ớt

Ớt là một loại thực phẩm phổ biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe phổi. Ớt chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại. Hợp chất capsaicin trong ớt có khả năng giúp giảm viêm và cải thiện chức năng phổi.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ăn ớt quá cay có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như khó chịu ở dạ dày, ợ nóng và tiêu chảy. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên ăn ớt cay một cách hạn chế.

Ăn gì bổ phổi - Táo

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe phổi. Trong đó vitamin C, Quercetin là những chất chất oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại giảm viêm, cải thiện chức năng phổi. Ngoài ra, chất xơ trong táo có khả năng giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả những chất độc hại có thể ảnh hưởng đến phổi. Táo cũng là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, có thể sử dụng trực tiếp hoặc làm nước ép.

Quả bí ngô

Bí ngô có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, có lợi cho những bệnh nhân mắc các bệnh phổi như COPD, hen suyễn. Các chất dinh dưỡng như beta-carotene, lutein, zeaxanthin, kẽm và kali, có khả năng cải thiện chức năng và tăng cường hệ miễn dịch chống lại các yếu tố gây hại cho phổi. Bí ngô cũng là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn như súp, cháo, canh,...

Nghệ

Nghệ từ lâu đã được sử dụng làm gia vị và có mặt trong một số bài thuốc bởi những lợi ích với cơ thể. Đặc biệt là chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm khả năng hình thành khối u đã được chứng minh. Ngoài ra, kẽm trong nghệ cũng là một khoáng chất cần thiết cho chức năng miễn dịch, giúp bảo vệ phổi khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

Có nghiên cứu về chức năng phổi ở nhóm người hút thuốc có hàm lượng hấp thu curcumin cao được chứng minh tốt hơn đáng kể so với nhóm người hút thuốc có hàm lượng hấp thu thấp hơn.

phổi 2.jpg
Nghệ là đáp án cho câu hỏi ăn gì bổ phổi

Cà chua

Các thành phần lycopene, vitamin C, vitamin A trong cà chua có khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch bao gồm các vấn đề sức khỏe đường hô hấp. Cà chua là thực phẩm phổ biến, dễ sử dụng, có thể ăn sống, sinh tố, làm salad, nấu canh hay các món sốt.

Gừng

Ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn được xem là vị thuốc có tác dụng giảm viêm, có khả năng đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố từ phổi ra ngoài. Giúp thông khí, làm giảm nguy cơ tắc nghẽn ở phổi. Gừng còn có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Có thể sử dụng trà gừng, thêm vào các món ăn tăng sự hấp dẫn và kích thích vị giác, cũng có thể sử dụng gừng tươi để nhai giúp giúp giảm ho và long đờm.

Dầu Olive

Vitamin E, polyphenol và omega-3 trong quả olive có thể giúp: Giảm viêm ở phổi trong một số bệnh lý như COPD và hen suyễn. Đồng thời cải thiện chức năng phổ và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại.

Những thực phẩm không tốt cho phổi của bạn

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho phổi như đã nêu trên thì vẫn có một số thực phẩm không tốt cho phổi mà bạn cần lưu ý:

  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo không tốt này tăng mức cholesterol, gây chảy máu và thiếu oxy cho phổi. Thực phẩm như dầu chiên, thức ăn nhanh, bánh ngọt thường chứa nhiều chất béo này.
  • Thực phẩm có nhiều đường: Đường góp phần vào việc làm suy yếu hệ miễn dịch và gây mất cân bằng đường trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp. Các sản phẩm có đường cao bao gồm đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, và nhiều loại thực phẩm chế biến.
  • Thực phẩm chứa chất phụ gia và chất bảo quản: Các chất này thường gây kích ứng và viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt đối với những người có mức độ nhạy cảm cao.
  • Thuốc lá: Nicotine và các chất gây hại trong thuốc lá gây viêm nhiễm, làm suy yếu phổi và góp phần vào nhiều vấn đề về hô hấp.
phổi 3.jpg
Thức ăn nhanh có thể tăng mức cholesterol, gây chảy máu và thiếu oxy cho phổi

Trên đây là một số loại thực phẩm tốt cho phổi mà Long Châu gợi ý cũng như trả lời thắc mắc ăn gì bổ phổi dành cho bạn. Để có một lá phổi khỏe mạnh, mỗi người cần có một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xem thêm:

Viêm phổi - Làm thế nào để trị dứt điểm viêm phổi?

Bị phổi có nước nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm