Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Phổi có nước nguy hiểm không? Cách điều trị tình trạng phổi có nước

Ngày 01/11/2023
Kích thước chữ

Phổi có nước là một tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân khi được chẩn đoán và điều trị y tế kịp thời sẽ có cơ hội sống khỏe mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng phổi có nước.

Phổi có nước hay còn gọi là phù phổi, đây là tình trạng phổi chứa đầy chất lỏng gây tràn dịch màng phổi và tắc nghẽn phổi. Khi bị phổi có nước, cơ thể bị thiếu oxy và bạn bắt đầu khó thở. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân khiến phổi có nước và giải pháp can thiệp hiệu quả.

Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến phổi có nước

Phổi có nước là tình trạng tích tụ nước và các chất lỏng trong các túi khí làm cho phổi dễ bị phù nề và quá trình trao đổi khí trở nên khó khăn. Khi chất lỏng trong phổi tích tụ càng nhiều sẽ gây ra hiện tượng khó thở và tắc nghẽn phổi. Bên cạnh đó, dịch loãng cũng có thể thẩm thấu qua màng phổi gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phổi có nước có thể nhắc đến như sau:

  • Viêm phổi: Dịch viêm ở trong phổi có thể lan rộng và thấm ra bên ngoài màng phổi làm màng phổi bị kích thích từ đó tăng tiết dịch nhiều hơn.
  • Suy tim: Khi tim hoạt động yếu, việc bơm và dẫn máu đến khắp các cơ quan sẽ bị gián đoạn, làm cho máu ứ đọng trong phổi lâu ngày, từ đó, dịch sẽ thoát ra khỏi mạch và tràn vào màng phổi.
  • Lao màng phổi: Đây là một trong những lý do chính dẫn đến phù phổi và đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc phải ở người trẻ tuổi khá cao.
  • Ung thư phổi: Là hiện tượng các tế bào ung thư phát triển trong phối hoặc di căn gây ra tình trạng bít tắc hoặc tràn dịch ra ngoài màng phổi.
  • Chấn thương: Chấn thương lồng ngực cùng với các biến chứng của các phẫu thuật trước đó như chọc dò, nội soi phế quản,…
Nguyên nhân và phương pháp điều trị phổi có nước 3
Suy tim cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phổ có nước

Ngoài ra hiện tượng phổi có nước còn do một số bệnh liên quan khác như gan, thận, nhiễm ký sinh trùng,…

Sau đây sẽ là một số triệu chứng điển hình giúp bạn có thể phát hiện sớm phổi có nước, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời:

  • Có cảm giác đau ở một bên lồng ngực khi ấn vào kẽ liên sườn.
  • Khi lượng nước tích tụ trong phổi ngày càng nhiều thì khả năng hô hấp suy giảm gây ra các biểu hiện tức ngực, khó thở, tím tái, vã mồ hôi.
  • Bệnh nhân chỉ có thể nằm nghiêng sang một bên để giảm đi cơn đau.
  • Một bên của lồng ngực bị sưng phù và nhô lên rõ rệt.
  • Gặp khó khăn và khó thở khi vận động mạnh.
  • Ho khan và ho có đờm.

Phổi có nước có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng phổi có nước không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Dính màng phổi và cản trở khả năng giãn nở hô hấp của phổi, xẹp phổi, biến dạng lồng ngực, chèn ép tim và sưng gan, đồng thời còn phù nề ở chân hoặc bàn chân làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

Một số người sẽ có thắc mắc rằng phổi có nước thì có bị lây hay không, câu trả lời là sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh này sẽ có khả năng lây truyền hay là không. Cụ thể, khi bạn tiếp xúc với người bị phổi có nước do lao phổi, nguy cơ mắc bệnh khá cao nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc hít phải giọt bắn của người bệnh lúc hắt hơi.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị phổi có nước 1
Phổi có nước có thể gây dính màng phổi và cản trở khả năng hô hấp

Cách chữa trị phổi có nước

Để cải thiện tình trạng phổ có nước, bạn có thể áp dụng một số biện pháp được nêu ra dưới đây:

Sử dụng thuốc

Tùy theo nguyên do gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư toàn thân, thuốc kháng lao khi bị ung thư phổi,… Bên cạnh đó, khi điều trị bệnh, người bệnh cũng nên bổ sung cho mình vitamin C và vitamin B để tăng cường sức đề kháng.

Chọc hút dịch màng phổi

Chọc hút dịch màng phổi là một trong những phương pháp đào thải nước và chất lỏng tích tụ bên trong phổi ra ngoài rất hiệu quả, từ đó làm giảm áp lực phổi, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn.

Cách thực hiện phương pháp chọc hút dịch màng phổi khá đơn giản, bệnh nhân sẽ được ngồi ở tư thế cưỡi ngựa và tựa lưng vào ghế và sẽ được sát trùng tại vị trí chọc và gây tê bằng chất Lidocain. Tiếp theo, dùng máy hoặc kim tiêm 50ml chọc vào liên sườn 8 - 9 gần với đường nách sau để hút. Khi dịch đã được hút xong, bác sĩ tiến hành rút kim và sát khuẩn.

Dẫn lưu màng phổi

Trường hợp những người bị nặng hơn như tràn mủ, tràn máu màng phổi, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để dẫn lưu màng phổi. Thực hiện bằng cách sử dụng ống silicon và đặt xuyên qua da tiến vào đến khoang màng phổi. Đồng thời kết hợp với hệ thống hút áp lực âm để dẫn mủ và máu ra ngoài.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị phổi có nước 2
Nếu có các dấu hiệu bất thường bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra

Trên đây là bài viết của chúng tôi về những thông tin liên quan đến phổi có nước, mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh sau khi tiếp cận được các thông tin này. Một khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra tổng quát và tìm ra được phương pháp cải thiện các triệu chứng, đồng thời bạn cũng nên nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống điều độ, nghỉ ngơi kết hợp với các bài tập giãn nở lồng ngực.

Xem thêm:

Các triệu chứng tràn dịch màng phổi dễ nhận biết nhất

Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm