Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoai tây là một trong số những nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn gia đình, từ món chính, món phụ đến salad. Thông thường, khoai tây được chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Vậy nếu ăn khoai tây sống thì có sao không?
Khoai tây xuất hiện rất phổ biến trên bàn ăn với vô vàn cách chế biến khác nhau như xào, chiên rán hoặc hầm, nhưng việc ăn khoai tây sống không phổ biến lắm. Bài viết này sẽ xem xét những lợi ích và rủi ro khi ăn khoai tây sống, xác định xem ăn khoai tây sống có sao không.
Khoai tây sống thường có vị đắng, cứng và không phải là lựa chọn phổ biến đối với nhiều người. Đây là một trong những lý do chính khiến khoai tây được nướng, luộc, chiên, hấp hoặc xào. Khoai tây được nấu chín mang lại cho chúng hương vị và màu sắc độc đáo. Điều này là do ảnh hưởng của các giai đoạn khác nhau của phản ứng Maillard, bao gồm những thay đổi về đường và axit amin trong khoai tây để tạo ra hương vị nổi bật.
Khi nấu chín, khoai tây tạo ra một nhóm phân tử cụ thể gọi là hợp chất umami. Hương vị độc đáo của khoai tây cũng là do thành phần này tạo nên.
Hầu hết mọi người thích khoai tây được nấu chín hơn, thưởng thức kết cấu, hương vị cũng như cách chúng kết hợp với các loại thực phẩm khác. Nhưng nếu bạn thích ăn khoai tây sống, bạn nên biết các thành phần dinh dưỡng cơ bản và nhận thức được tác dụng phụ của chúng.
Khoai tây sống rất giàu một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin và khoáng chất. Khoai tây sống chứa các axit amin thiết yếu như histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Cơ thể của bạn phụ thuộc vào các nguồn thực phẩm để có được các axit amin này, đây đều là những khối xây dựng nên protein.
Cơ thể chúng ta cần khoảng 25 - 35 gam chất xơ mỗi ngày và khoai tây sống là một nguồn chất xơ thực vật tuyệt vời. Chất xơ làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, giúp kiểm soát mức cholesterol và cũng cải thiện sức khỏe của tim. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột để cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Khoai tây sống có đến 70 - 80% tổng hàm lượng tinh bột được tạo thành từ amylopectin, một loại tinh bột kháng rất giống với chất xơ.
Tinh bột kháng là một loại carbohydrate không dễ tiêu hóa như tinh bột thông thường, hoạt động như một loại prebiotic trong ruột. Khi tinh bột này lên men trong ruột già, nó đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn tốt trong đường ruột.
Tinh bột kháng làm tăng mức độ no, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no sớm hơn khi ăn, góp phần hỗ trợ bạn đạt mục tiêu giảm cân.
Điều thú vị cần lưu ý là khi khoai tây được nấu chín, chúng sẽ mất đi hàm lượng tinh bột kháng. Điều này đúng với một số loại khoai tây. Theo nghiên cứu, nhiệt độ và thời gian nấu khoai tây ảnh hưởng đến tốc độ chúng mất tinh bột kháng. Nướng là một cách tốt hơn để giữ lại hàm lượng tinh bột kháng.
Khoai tây cũng rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6 và C. Vitamin C rất quan trọng đối với các chức năng của hệ thống miễn dịch giúp tăng cường khả năng chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cần vitamin B6 để thực hiện nhiều chức năng sinh lý quan trọng, bao gồm giao tiếp não bộ, hình thành huyết sắc tố và chức năng miễn dịch.
Solanin là một hợp chất độc hại hoạt động như hệ thống phòng thủ của cây khoai tây. Solanin cũng được tìm thấy ở một số loài thực vật khác như cà chua, thuốc lá và cà tím. Nó hình thành trong khoai tây khi được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt, có nghĩa là khoai tây xanh hoặc mọc mầm có thể chứa hàm lượng solanin cao.
Khi được tiêu thụ, solanin có thể gây ra tình trạng căng thẳng dạ dày và thần kinh như buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu. Thậm chí, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bao gồm tê liệt, vàng da, mất cảm giác và ảo giác.
Lectin là một loại protein liên kết với carbohydrate tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm. Các loại đậu, ngũ cốc và thực vật thuộc họ nightshade (khoai tây) chứa lượng lectin cao và hàm lượng này thậm chí còn cao hơn trong thực phẩm thô. Khi tiêu thụ với số lượng lớn, lectin có thể gây buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Để giảm lượng lectin trong khoai tây thì chỉ có một cách duy nhất là nấu chín.
Khoai tây sống chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, B6 và tinh bột kháng, trong khi nấu chín chúng sẽ loại bỏ các hợp chất có khả năng gây hại như lectin.
Mặc dù cả hai đều có lợi ích riêng nhưng cách tốt nhất là chọn con đường điều độ và có chế độ ăn bao gồm cả khoai tây sống và khoai tây nấu chín.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa sạch khoai tây và bảo quản đúng cách trước khi ăn. Bạn cũng nên ăn một bữa ăn lành mạnh bao gồm các loại trái cây và rau quả khác.
Ăn khoai tây sống có sao không? Câu trả lời là có. Khi ăn khoai tây sống, lượng solanin trong cơ thể người tăng lên đáng kể, gây ra các triệu chứng nói trên. Do đó, để tránh nguy cơ độc tố từ solanine, hãy luôn nấu chín khoai tây trước khi ăn bạn nhé.
Thảo Nguyễn
Nguồn tham khảo: medicinenet.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.