Ăn rau sắn có tốt không? Một số lưu ý khi ăn rau sắn để an toàn cho sức khỏe
Ngày 28/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Sắn là loại củ cực kỳ quen thuộc với người Việt. Ăn củ sắn là điều nhiều người đã biết tuy nhiên với rau sắn thì còn khá lạ lẫm. Bài viết sẽ bật mí cụ thể hơn đến bạn về thông tin này.
Sắn hay còn được gọi là khoai mì, là một trong những lương thực chính của người Việt thời kỳ còn chiến tranh. Hiện nay sắn vẫn được ưa chuộng để làm thành các món ăn thơm ngon như bánh sắn, sắn hấp. Tuy nhiên chưa nhiều người biết được việc có thể ăn rau sắn. Bài viết sẽ bật mí đến bạn một số thông tin cần thiết về loại rau này.
Rau sắn là loại rau gì?
Bộ phận lá của cây sắn thường được xem là phần bỏ đi khi thu hoạch bởi chúng ta chỉ nghĩ đến việc thu gom củ sắn dây. Cây sắn dây là giống cây có nguồn gốc từ miền Nam Châu Mỹ. Cây sắn dễ trồng tại khí hậu Việt Nam, cây cao khoảng hơn 150cm và các lá sắn mọc với hình thái rất đặc biệt. Lá thứ nhất cho đến lá thứ năm đều mọc cùng một nhánh. Đây là dạng lá có hình cong dài hoặc elip. Cuống lá sắn khá dài khoảng 40 cm.
Vậy lá sắn chính là rau sắn, tuy nhiên bạn cần cẩn thận bởi chúng dễ nhầm lẫn với sắn lá tre. Chỉ có lá của cây sắn nếp mới ăn được, chúng có màu xanh còn sắn lá tre có màu tím thì không ăn được. Tưởng chừng như loại rau này không được dùng phổ biến nhưng thực tế đây là loại rau đáng phải thử khi đến thăm tỉnh Phú Thọ.
Sẽ có một người thắc mắc liệu dinh dưỡng trong lá sắn và củ sắn có giống nhau không? Thực tế câu trả lời là không bởi củ sắn giàu dinh dưỡng hơn rất nhiều lần so với lá sắn và củ sắn vẫn là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng trong thực đơn. Củ sắn có tỷ lệ tinh bột chiếm đến 30%, chất khô chiếm 40% và còn lại là protein, chất béo, chất xơ, muối khoáng, vitamin. Đặc biệt trong củ sắn có chứa độc ở phần vỏ nên buộc phải làm sạch vỏ trước khi chế biến.
Nếu ăn sắn đúng cách thì chúng là nguồn vitamin C tuyệt vời để chữa lành vết thương. Đặc biệt cả rau sắn hay sắn đều được người Việt biết đến như thực phẩm “cứu đói”. Tại châu Phi, chính nhờ sắn dễ trồng tại khí hậu khô hạn nên là nguồn thực phẩm giúp các trẻ em và bộ tộc ít người tại đây có lương thực để tồn tại.
Ăn rau sắn có tốt không?
Lá của cây sắn nếp chính là loại rau giàu chất xơ. Trong 100 gam rau chứa khoảng 3.5 gam chất xơ, vitamin C, magie tốt cho sức khỏe. Khi ăn loại rau này bạn nhận được một số lợi ích như:
Tốt cho hệ tiêu hoá: Chất xơ dồi dào giúp ổn định hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
Tốt cho hệ miễn dịch: Vitamin C là chất chống oxy hoá và chúng chính là hoạt chất bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do gây hại.
Tốt cho tinh thần: Trong rau sắn thật ra chứa nhiều magie, đây là chất giúp điều hòa huyết áp và giúp bạn thư giãn.
Tái tạo tế bào mới: Hàm lượng protein cùng các axit amin trong lá sắn rất tốt cho việc chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, từ đó chữa lành các tế bào bị tổn thương và kích hoạt các tế bào mới của cơ thể hoạt động trơn tru.
Hỗ trợ giảm cân: Không riêng gì lá sắn, các loại rau khác giàu chất xơ đều là thực phẩm rất bổ ích cho người ăn kiêng, giảm cân. Bạn có thể bổ sung ăn loại rau này để tạo cảm giác no, hạn chế ăn vặt.
Hiện nay chúng ta không thiếu lương thực, thậm chí có nhiều lựa chọn để ăn uống sao cho vừa ngon miệng vừa đủ chất. Tuy nhiên lá sắn ở thế hệ trước là thực phẩm giúp nhiều người vượt qua cơn đói, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng khi kinh tế khó khăn. Trong lá sắn giàu đạm nên có thể ngừa được bệnh suy dinh dưỡng phù nề ở trẻ em.
Rau sắn mang lại nhiều chất tốt cho cơ thể khi tiêu thụ. Nhưng phải chế biến loại rau này như thế nào?
Muối chua: Các bà con vùng cao tại Yên Bái thường thích làm rau muối chua. Lúc này lá sắn vẫn còn non và chúng được rửa sạch trước khi đem đi muối chua. Sau khoảng 1 tuần đã ngâm chúng với muối, lá sẽ chuyển sang màu vàng và lúc này đem chúng ra ăn kèm cùng cơm hoặc nấu với cá, thịt.
Canh lá sắn: Canh lá sắn cũng tương tự như canh củ sắn. Chúng có thể nấu cùng thịt bò khô xé, cá thu mặn hay thịt ba chỉ. Trong lúc nấu canh, lá sắn rất dễ chín cho nên không cần đun nó quá lâu.
Những lưu ý khi ăn rau sắn
Lá sắn là loại rau có vị khá lạ khi ăn và nếu bạn đang sống ở vùng nhiều sắn dây và muốn ăn nhiều chất xơ thì chọn lá sắn để ăn là điều nên cân nhắc. Tuy nhiên cần chú ý một số nguyên tắc sau khi ăn chúng:
Không ăn sống
Rau sắn sống có độc tố. Đặc biệt nhiều chuyên gia nhận định trong loại lá này khi chưa được xử lý nhiệt sẽ chứa nhiều cyanhydric. Một khi cơ thể tiêu thụ nhiều loại chất này thì chúng sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, thậm chí gây dị ứng nặng. Chất này khi đi vào máu sẽ làm ức chế men cytocrom oxydase gây thiếu oxygen ở các mô.
Không khuyến khích dùng cho trẻ em
Trong lá sắn, thậm chí là rau sắn muối chua vẫn còn lượng axit cyanhydric. Chính loại axit này có thể gây ngộ độc cho người trưởng thành cho nên khi trẻ em ăn vào sẽ khá nguy hiểm. Ngoài ra người già có sức đề kháng và hệ tiêu hoá yếu, ăn lá sắn muối chua là không phù hợp.
Chế biến đúng kỹ thuật
Buộc phải rửa rau trước khi chế biến. Buộc phải nấu chín lá sắn để tránh việc ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt không ăn nhiều rau sắn bởi nếu nạp nhiều chất xơ vào cơ thể thì chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Không dùng cho người bệnh
Thực tế rau sắn không phải là loại rau hoàn toàn lành tính cho sức khỏe. Nếu bạn dễ bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì ăn chúng vào sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Đặc biệt những ai đang mắc bệnh huyết áp thấp không nên ăn lá sắn bởi chúng giàu chất xơ hoà tan khiến bạn hạ huyết áp xuống quá mức. Bên cạnh đó không tự ý ăn loại rau này khi bạn đang dùng thuốc điều trị bởi một số chất trong rau sẽ tương tác với thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là những chia sẻ về rau sắn. Những thông tin trên có thể cho bạn cái nhìn cụ thể hơn cây sắn, lá sắn và củ sắn cũng như có cho bản thân cách chế biến và ăn khoa học nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.