Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp vảy nến (PsA) là một tình trạng của bệnh rối loạn tự miễn dịch mãn tính. Bệnh có triệu chứng khác nhau tùy từng cơ địa và trạng thái phát triển bệnh của mỗi người, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến những cơ quan nhất định. Vậy ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể bao gồm những gì?
Tình trạng viêm khớp vảy nến vừa có liên quan đến bệnh lý viêm khớp, vừa có quan hệ đặc biệt với bệnh vảy nến. Viêm khớp vảy nến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, do đó việc điều trị khá khó khăn và khác biệt trong từng cá nhân. Để hiểu biết nhiều hơn về “Ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể con người” bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đọc ngay bài viết này nhé!
Bệnh vảy nến là một loại bệnh lý da liễu gây ra tình trạng da xuất hiện mảng vảy dày có màu trắng hoặc màu đỏ hoặc thậm chí là lớp vảy cứng có màu bạc và làm cho bệnh nhân có biểu hiện đau, ngứa nhiều ở vùng da bị bệnh. Viêm khớp vảy nến (PsA) là một dạng viêm khớp được phát hiện ở những người mắc bệnh vẩy nến. Đa số người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp vảy nến đều gặp tình trạng vảy nến trong nhiều năm sau đó mới phát triển viêm khớp. Tuy nhiên, một số người lại có các tình trạng viêm khớp trước hoặc đồng thời xuất hiện cùng các mảng da vảy nến.
Viêm khớp vảy nến làm bệnh nhân bị đau khớp, cứng khớp và sưng tấy. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người bệnh bao gồm cả đầu ngón tay, cột sống và có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm khớp vảy nến vẫn chưa được xác định, tuy nhiên một số yếu tố và nguy cơ có khả năng gây bệnh bao gồm:
Những dấu hiệu lâm sàng có thể xảy ra ở người bệnh viêm khớp vảy nến như:
Bệnh viêm khớp vảy nến phát triển trong thời gian dài có thể chuyển sang dạng nghiêm trọng gây đau đớn và làm người bệnh có nguy cơ tàn tật. Theo thời gian, viêm khớp vảy nến sẽ phá hủy các xương nhỏ ở bàn tay, ngón tay gây biến dạng và tàn tật vĩnh viễn. Bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Viêm khớp vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh, điển hình là hệ thống da, lông, tóc (xuất hiện các mảng da hoặc vảy cứng sần sùi có màu trắng hoặc màu đỏ trên da, móng, gây đau đớn, biến dạng móng) và gây đau xương khớp (cứng khớp, viêm khớp), ngoài ra ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trọng cơ thể còn bao gồm:
Theo báo cáo phân tích của các chuyên gia y tế, những người bị viêm khớp vẩy nến có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch hoặc gây chuyển biến nặng ở những người bị bệnh tim mạch (cao hơn 43% so với người bình thường). Tỷ lệ người bị viêm khớp vảy nến gặp phải nguy cơ bị suy tim là 31%. Các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo rằng người bệnh viêm khớp vảy nến mắc hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể trong đó có “mắt”. Tình trạng viêm khớp vảy nến làm tăng nguy cơ mắc viêm màng bồ đào, viêm xung quanh mắt và các tổ chức bên trong mắt (lớp giữa của mắt, nằm dưới lòng trắng).
Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 7% những người bị viêm khớp vẩy nến sẽ bị viêm màng bồ đào. Viêm màng bồ đào nếu không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực, mù lòa.
Một số tình trạng khác do người bệnh viêm khớp vảy nến sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài gây ra bao gồm:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp vảy nến tăng cao, đồng thời kéo theo nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người bị PsA cao hơn nhất nhiều so với người bình thường.
Mức độ adipokine tăng cao, bao gồm TNF-a (protein gây viêm), có liên quan đến tình trạng kháng insulin, điều đó cho thấy mối liên kết giữa bệnh PsA và bệnh tiểu đường. Việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì lượng đường trong máu.
Tình trạng viêm khớp vảy nến có khả năng gây tổn thương phổi của người bệnh, làm người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ (ILD) - một loại bệnh gây mệt mỏi và khó thở. Tình trạng ILD thường xảy ra ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp và những người mắc bệnh PsA. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng người mắc bệnh viêm khớp vảy nến có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao hơn người bình thường.
Đặc biệt ở những người lớn tuổi mắc PsA có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng thuốc lá, các chất kích thích phổi, tránh tiếp xúc với khói bụi để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 47% bệnh nhân bị vảy nến có xuất hiện bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này có liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASLD) - một tình trạng khiến chất béo tích tụ, phát triển trên gan và có thể dẫn đến sẹo hoặc tổn thương vĩnh viễn. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn ở những người bị viêm khớp vẩy nến. Ngoài ra, bệnh béo phì cũng có thể xuất hiện đồng thời cùng bệnh viêm khớp vảy nến. Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến như NSAID và methotrexate cũng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan, từ đó làm tăng nguy cơ bị tăng men gan, xơ gan, viêm gan mãn tính và gây gan nhiễm mỡ.
Hệ tiêu hóa là một trong những ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể người bệnh. Ở người bệnh viêm khớp vảy nến nguy cơ mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng cao gấp 2 lần so với người bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh viêm khớp vảy nến có nguy cơ cao mắc các bệnh sau:
Bệnh lý viêm khớp vảy nến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp vảy nến có thể phát triển nặng và gây ra những biến chứng nặng nề. Ảnh hưởng viêm khớp vảy nến đến những cơ quan trong cơ thể làm người bệnh dễ rơi vào tình trạng hoảng loạn và trầm cảm. Do đó, cần theo dõi và sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống để hạn chế và phòng ngừa bệnh viêm khớp vảy nến.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.