Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn đã biết cách trị chàm khô bằng dầu dừa chưa?

Ngày 04/08/2023
Kích thước chữ

Chàm khô là bệnh lý gây ra các triệu chứng như da thường xuyên bong tróc vảy, nứt nẻ, chảy máu. Để cải thiện bệnh, nhiều người đã sử dụng cách trị chàm khô bằng dầu dừa. Phương pháp này giúp làm lành các tổn thương trên bề mặt da chỉ sau 1 tuần và được đánh giá là khá an toàn cho làn da của bạn.

Để giúp giảm thiểu tình trạng bệnh một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả tốt nhất, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các cách trị chàm khô bằng dầu dừa an toàn và dễ thực hiện. Hãy đón xem bài viết để cải thiện làn da của mình nhé!

Tình trạng da bị chàm khô

Chàm khô là gì?

Chàm khô là một tên gọi dân gian cho bệnh chàm tiếp xúc giai đoạn mãn tính. Bệnh này thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc thường xuyên như đầu ngón tay, ngón chân, da mặt… có đặc điểm là da khô, dày sừng, cảm giác ngứa ngáy và bong tróc.

Nguyên nhân của chàm khô là lớp sừng của da bị tổn thương, dẫn đến da khô và mất nước, kích thích sự tăng sinh tế bào sừng. Vì tiếp xúc thường xuyên với nước, hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng, các vùng da này dễ bị khô ráp, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập và gây tổn thương da.

Dù bệnh chàm chủ yếu gây triệu chứng ngoài da và thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó mang tính chất dai dẳng kèm theo gây ngứa nhiều. Việc chàm khô có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây mất thẩm mỹ và phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, chàm khô có thể bùng phát mạnh, gây ngứa ngáy dữ dội, thậm chí biến dạng móng tay và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, để lại các vết thâm sẹo vĩnh viễn.

Bạn đã biết cách trị chàm khô bằng dầu dừa chưa? 1
Chàm khô gây mẩn đỏ cho làn da

Triệu chứng da bị chàm khô

Để phân biệt bệnh chàm với các bệnh ngoài da khác, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:

  • Tấy đỏ: Vùng da bị bệnh chàm khô sẽ xuất hiện những mảng da màu đỏ, có vảy nến hồng. Dễ dàng nhận ra sự khác biệt so với các vùng da bình thường. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Mụn nước li ti: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, da có thể xuất hiện các mụn nước với kích thước và mật độ khác nhau. Khi các mụn này vỡ, dịch sẽ chảy ra ngoài. Nếu không vỡ, sau một thời gian mụn sẽ khô và bong vảy.
  • Bong tróc, nứt nẻ da: Đa số người bị chàm khô gặp triệu chứng vùng da tổn thương bị khô, nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng. Lớp da bong tróc sẽ làm da bóng loáng, có màu nâu nhạt và để lại sẹo mất thẩm mỹ.
  • Mảng da hằn cổ trâu: Do ngứa ngáy, người bệnh thường gãi nhiều. Điều này làm cho vùng da bị bệnh dày hơn và có màu sắc đậm hơn so với vùng da bình thường.

Công dụng của dầu dừa

Dầu dừa có lẽ đã rất quen thuộc đối với chúng ta và được biết đến với nhiều ứng dụng hữu ích. Không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn thơm ngon và làm đẹp, dầu dừa còn có khả năng làm lành các tổn thương trên da và điều trị nhiều bệnh ngoài da như phát ban, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, nổi mề đay, rụng tóc, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, chốc lở, dị ứng, hắc lào, nhiễm trùng da, nấm da...

Dầu dừa có tính bình, vị ngọt theo quan điểm Đông y, giúp xoa dịu tổn thương trên da và làm giảm đau rát. Dưỡng chất trong dầu dừa cũng có khả năng làm ẩm vùng da bệnh, cải thiện tình trạng da khô và nứt nẻ. Các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn trong dầu dừa có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và tiêu diệt các tác nhân gây hại.

Các axit béo bão hòa và vitamin E trong dầu dừa cũng có tác dụng tăng cường chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Chúng còn có khả năng chống oxy hóa, tái tạo làn da mới, giúp làm sáng da, mềm mịn và chống khô da. Dầu dừa còn chứa các enzym kháng khuẩn như anti-fungal, antioxidant, antimicrobial và antibacterial hỗ trợ khắc phục tình trạng ngứa, khô da và bong tróc.

Nhờ vào những dưỡng chất này, dầu dừa được xem là giải pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị nhiều bệnh ngoài da, đồng thời cải thiện làn da tổn thương, mang lại làn da khỏe mạnh và mịn màng.

Bạn đã biết cách trị chàm khô bằng dầu dừa chưa? 2
Dầu dừa đem đến nhiều công dụng cho làn da

Các cách trị chàm khô bằng dầu dừa

Với những công dụng tuyệt vời trên, dầu dừa được sử dụng để trị chàm khô với các cách như sau:

Bôi dầu dừa nguyên chất trên da

Nguyên liệu: Dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ và nước ấm.
  • Sử dụng khăn bông mềm để lau khô vùng da.
  • Thoa đều dầu dừa lên vùng da bị chàm khô bằng bông gòn hoặc tay không, kết hợp với massage nhẹ nhàng trong 15 - 30 phút.
  • Giữ nguyên trạng thái trong vòng 30 phút để dưỡng chất trong dầu dừa thấm sâu vào da.
  • Rửa mặt lại với nước ấm.
  • Nên thực hiện ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc này trong 2 - 4 tuần để có kết quả cải thiện làn da rõ rệt.

Uống dầu dừa

Việc dung nạp dầu dừa vào cơ thể có tác dụng làm giảm triệu chứng chàm khô và làm lành vết thương ở da. Ngoài ra, bài thuốc này cung cấp dưỡng chất giúp làn da mềm mịn hơn và tái tạo làn da mới. Đồng thời, nó giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm và các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm khô gây ra như khô da, bong tróc da, phù nề, xuất hiện hồng ban, tiết dịch, đóng mài…

Nguyên liệu: 20ml dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Cho dầu dừa vào một tách nhỏ.
  • Thêm 250ml nước ấm vào đó và khuấy đều.
  • Uống ngay khi còn ấm.

Người bệnh nên sử dụng bài thuốc uống dầu dừa trị chàm khô cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Bạn có thể thêm một lượng dầu dừa vào sinh tố, kem lạnh hoặc nước ép trái cây để giảm cảm giác ngấy của dầu dừa và bổ sung thêm vitamin, chất dinh dưỡng có lợi từ trái cây, giúp quá trình chữa trị bệnh chàm khô hiệu quả hơn.

Dầu dừa kết hợp lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, là một nguyên liệu phổ biến trong dân gian được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh chàm khô. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần trong lá trầu không giúp làm liền các tổn thương trên bề mặt da và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh chàm khô. Kết hợp dầu dừa với nước lá trầu không cũng được coi là một cách hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm khô.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, ép để lấy nước lá trầu không.
  • Trộn khoảng 1 muỗng dầu dừa vào nước lá trầu không và khuấy đều hỗn hợp.
  • Thoa hỗn hợp này trực tiếp lên vùng da bị khô, bong tróc do chàm khô gây ra.
  • Sau khoảng 20 phút, rửa sạch lại làn da với nước ấm.
  • Để thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng của bệnh chàm khô, nên thực hiện khoảng 2-3 lần/tuần.
Bạn đã biết cách trị chàm khô bằng dầu dừa chưa? 3
Dầu dừa kết hợp trầu không tăng hiệu quả trị chàm khô

Bằng cách sử dụng dầu dừa kết hợp với nước lá trầu không, bạn có thể giảm thiểu cơn ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm đi sau một thời gian dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa để trị chàm khô

Khi trị chàm khô bằng dầu dừa, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Có thể áp dụng đồng thời cả ba bài thuốc trên để tăng hiệu quả điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài.
  • Thời gian hồi phục vết thương có thể khác nhau tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và mức độ phát triển bệnh lý của mỗi người.
  • Không nên lạm dụng các phương pháp này quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng.
  • Phương pháp chữa bệnh bằng dầu dừa thường phát huy hiệu quả chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện để dưỡng chất có thể thấm sâu, phát huy tác dụng chữa bệnh.
  • Trước khi dùng dầu dừa để trị tràm khô, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh, nếu cần thiết có thể kết hợp điều trị chuyên sâu.
  • Mặc dù đây là các bài thuốc an toàn nhưng bản thân dầu dừa không thể thay thế thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
  • Trong thời gian trị chàm khô bằng dầu dừa, cần bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng từ rau củ quả, trái cây tươi để tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị chàm khô.
Bạn đã biết cách trị chàm khô bằng dầu dừa chưa? 4
Chú ý khi sử dụng các bài thuốc trị chàm khô từ dầu dừa

Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tình không thuyên giảm, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin