Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Bạo lực ngôn từ và những điều bạn cần biết

Ngày 16/05/2024
Kích thước chữ

Những năm gần đây, bạo lực ngôn từ đang dần trở nên phổ biến hơn, nhất là khi các thiết bị điện tử, internet ngày một phát triển. Bạo lực ngôn từ xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của nhiều cá nhân cũng như xã hội.

“Bạo lực ngôn từ” không phải một cụm từ quá mới nếu như không muốn nói là theo một góc nhìn nào đó, nó đang phát triển song song với công nghệ và mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và cắt nghĩa đúng cho cụm từ này vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bạo lực ngôn từ là gì?

“Bạo lực ngôn từ” là một hình thức bạo lực không gây tổn thương về mặt thể chất bên ngoài, có thể nói đây là loại bạo lực vô hình. Cụ thể, “bạo lực ngôn từ” là hành vi tấn công người khác bằng việc sử dụng các ngôn từ hoặc lời nói nhằm mục đích đe dọa, công kích, xúc phạm hoặc hạ thấp giá trị của một ai đó. Từ đó gây ra những tổn thương và tác động sâu sắc đến tâm lý của người bị bạo lực.

Bạo lực ngôn từ và những điều bạn cần biết 0
Bạo lực ngôn từ là hành vi làm tổn thương người khác bằng ngôn từ 

Một số hình thức của bạo lực ngôn từ

Theo các nghiên cứu thì có nhiều hình thức về bạo lực ngôn từ. Dưới đây là một số hình thức bạo lực ngôn từ phổ biến gây tổn thương tâm lý:

  • Chỉ trích người khác: Đây là hành động sử dụng những ngôn từ chỉ trách, phán xét theo chiều hướng gay gắt không có ý nghĩa xây dựng mà nhằm mục đích làm tổn thương người khác.
  • Đe dọa người khác: Đây là hành động sử dụng những ngôn từ đe dọa, quát tháo, lớn tiếng nhằm mục đích làm người khác thấy sợ hãi.
  • Đổ lỗi: Là hành động sử dụng sức mạnh của ngôn từ để làm đảo lộn trắng đen, chiều hướng của sự vật, sự việc. Làm cho người bị bạo lực ngôn cảm thấy mình là người làm sai và phải chịu hậu quả thích đáng.
  • Làm nhục: Đây là hành động sử dụng những ngôn từ mang tính chất xem thường, xúc phạm và làm nhục người khác. Khiến người đó phải xấu hổ, mất mặt.
  • Thao túng tâm lý: Đây là hành động sử dụng những từ ngữ, lời nói khiến bạn cảm giác nghi ngờ, không tin tưởng về lập luận, tư duy và năng lực của bản thân.
Bạo lực ngôn từ và những điều bạn cần biết 1
Đổ lỗi là một trong những hình thức của bạo lực ngôn từ

Biểu hiện của người bị bạo lực ngôn từ

Bạo lực ngôn từ gây ra những tác hại to lớn và không tưởng cho tâm lý cũng như sức khỏe của con người. Một người bị bạo lực ngôn từ, họ thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Có xu hướng tự làm tổn thương chính mình bằng suy nghĩ và hành động.
  • Luôn cảm thấy bất an, sợ hãi mọi thứ xung quanh mình.
  • Tự ti, mặc cảm trong giao tiếp, thu mình trong vòng quan hệ nhỏ, không dám làm quen với bạn mới và môi trường mới.
  • Tự đánh giá thấp bản thân, không dám đặt mục tiêu cho cuộc sống
  • Không kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân.

Hậu quả do bạo lực ngôn từ mang lại

Khi một người nào đó bị ám ảnh bởi những lời nói, chỉ trích hay đe dọa họ sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe tâm lý, dần dần những vấn đề này sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng về mặt sức khỏe thể chất. Cụ thể, người bị bạo lực ngôn từ có thể sẽ gặp các vấn đề sau:

  • Bị căng thẳng mãn tính;
  • Bị rối loạn căng thẳng;
  • Bị trầm cảm;
  • Bị phụ thuộc vào cảm giác mà chất kích thích mang lại;
  • Bị sợ hãi xã hội, tự cách ly bản thân với xã hội;
  • Bị cảm giác xấu hổ, tội lỗi, sợ hãi ám ảnh dẫn đến ý muốn tự vẫn.

Khi mắc phải các vấn đề trên, cơ thể có thể sẽ gặp các tình trạng như mất ngủ, rối loạn lo âu, chán ăn,... Về lâu về dài chúng sẽ kéo theo các bệnh trạng do sự suy yếu của cơ thể.

Bạo lực ngôn từ xuất hiện ở đâu?

Như đã nói ở trên, bạo lực ngôn từ là một hình thức bạo lực vô hình. Do đó, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ môi trường và quốc gia nào. Chúng có thể xuất hiện trong gia đình, trường học, cơ quan làm việc, khu vui chơi giải trí,... Bạn có thể sẽ phải đối mặt với bạo lực ngôn từ ở nơi riêng tư hoặc kể cả đó là chốn đông người.

Chúng không chỉ gói gọn hay bị giới hạn bởi bất cứ một mối quan hệ mà chúng có thể xuất hiện trong gần như là tất cả các mối quan hệ xung quanh bạn như: Giữa các thành viên trong gia đình, giữa bạn bè, giữa cô trò, giữa đồng nghiệp,... Và thậm chí, có đôi khi, giữa bạn và đối phương không có bất cứ quan hệ nào thì bạo lực ngôn từ vẫn có thể xảy ra.

Đặc biệt hơn, hiện nay bạo lực ngôn từ phổ biến hơn bao giờ hết tại một môi trường mới đó là môi trường mạng. Nơi mà mạng xã hội phát triển với hàng tỷ người tham gia và tin tức thay đổi liên tục, chiều hướng dư luận cũng xoay liên tục theo những lượt thích, lượt bình luận và lượt chia sẻ.

Bạo lực ngôn từ và những điều bạn cần biết 3
Bạo lực ngôn từ có thể xuất hiện ở mọi môi trường, kể cả gia đình

Làm sao để tránh tác động của bạo lực ngôn từ?

Với những tác hại đáng không thể xem thường mà bạo lực ngôn từ đem lại thì khi mắc phải bằng mọi cách ta phải đưa bản thân mình thoát khỏi nói. Vậy làm thế nào để tránh những tác động của bạo lực ngôn từ?

Nhận biết các dấu hiệu cho thấy mình đang bị bạo lực ngôn từ

Điều đầu tiên cần làm đó là bạn phải xem thử liệu bản thân có đang bị tác động bởi bạo lực ngôn từ hay không. Để biết được điều này bạn có thể đặt ra cho mình một số câu hỏi như sau:

  • Tình hình hiện tại về mối quan hệ này là như thế nào?
  • Mình sẽ làm gì để xử lý tình huống hiện tại?
  • Cảm xúc và suy nghĩ của mình trong mối quan hệ này hiện tại đang như thế nào?
  • Có cảm thấy đau ở đâu trong người hay không?
  • Trên thang điểm 10, chấm mức độ đau khổ của mình?

Khi đã có câu trả lời cho những câu hỏi trên, một phần nào đó bạn sẽ hiểu cơ thể mình đang phải đối mặt với điều gì và nó ở mức độ nào. Và việc nắm bắt được những điều mà mình đang phải đối mặt cũng được các nhà tâm lý xem như một kỹ năng cần thiết mà con người cần.

Bạo lực ngôn từ và những điều bạn cần biết 2
Nắm bắt được những điều mà mình đang phải đối mặt cũng được các nhà tâm lý xem như một kỹ năng cần thiết

Đặt ra giới hạn cho những ngôn từ trong giao tiếp

Dựa trên chuẩn mực xã hội và cảm xúc của bản thân hãy đặt ra giới hạn cho những lời nói, ngôn từ trong mọi cuộc giao tiếp từ thường ngày cho đến công việc; từ gia đình cho đến xã hội. Từ chối, không chấp nhận những lời nói mang tính chất sỉ nhục, hạ thấp, đe dọa hay phán xét không mang tính xây dựng mà mang tính công kích, làm tổn thương người khác.

Hạn chế tiếp xúc

Nếu một ai đó cho bạn cảm giác họ đang sử dụng bạo lực ngôn từ với mình. Bằng một cách nào đó hãy làm rõ với họ rằng bản thân không muốn điều đó và yêu cầu họ hãy thay đổi ngôn từ khi nói chuyện hay làm việc với bạn. Nếu những điều trên không có tác dụng, hãy hạn chế tiếp xúc và tránh tối đa việc phải nói chuyện hay làm việc với họ bằng ngôn từ.

Bạo lực ngôn từ không phải vấn đề nhỏ và nó gây ra những ảnh hưởng khôn lường đến chính đời sống và sức khỏe của cá nhân bị bạo lực. Do đó, mỗi cá nhân cần phải hiểu và nhận biết loại bạo lực này. Quan trọng hơn cả là mỗi người chúng ta cần phải học cách chống lại và đấu tranh để đẩy lùi loại bạo lực vô hình này.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin