Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn sung được không? Lợi ích của quả sung đối với sức khỏe mẹ bầu là gì?

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ

Sung là một loại quả có vị ngọt nhẹ, giòn ăn rất ngon miệng nên được nhiều người ưa thích, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Bởi vị của quả sung có thể kích thị vị giác và giúp mẹ bầu ăn ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng mẹ bầu ăn sung sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bầu ăn sung được không?

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bầu ăn sung được không? Quả sung có lợi ích gì đối với thai kỳ? Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Bầu ăn sung được không

Mang bầu ăn sung được không?

Quả sung thuộc họ dâu tằm, có hình dáng giống giọt nước và kích thước bằng đầu ngón tay cái. Phần thịt của quả sung có màu hồng, vị ngọt nhẹ, dai và hạt hơi giòn. Quả sung có thể ăn tươi trực tiếp hoặc sấy khô để thưởng thức quanh năm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sung là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram quả sung tươi có chứa:

  • Năng lượng: 74kcal.
  • Protein: 0,75 gram.
  • Lipid: 0,3 gram.
  • Chất xơ: 2,9 gram.
  • Đường: 16,26 gram.
  • Canxi: 35mg.
  • Magie: 17mg.
  • Kali: 232mg.
  • Vitamin C: 2mg.
  • Vitamin B9 (Folate): 6mcg.
  • Choline: 4,7mg.
  • Vitamin A: 7mcg.
  • Beta - carotene: 85mcg.
  • Lutein & zeaxanthin: 9mcg.
  • Vitamin K: 4,7mcg.

Như vậy, trong quả sung tươi chứa ít chất béo và có lượng đường tự nhiên, giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Bên cạnh đó, quả sung cũng chứa một loại vi khoáng là đồng và vitamin B6, đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào hồng cầu và tế bào não bộ, giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn. Vì thế, bầu ăn sung được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Xem thêm: Bà bầu ăn đào được không?

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được quả sung

Lợi ích của quả sung đối với thai kỳ

Để củng cố cho câu trả lời là khi mang thai bà bầu ăn sung được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua những tác dụng có thể kể đến của quả sung đối với thai kỳ. Cụ thể là:

Giúp xương chắc khỏe hơn: Canxi là một chất dinh dưỡng có trong quả sung. Do vậy, mẹ bầu ăn sung sẽ giúp cơ thể được bổ sung loại khoáng chất cần thiết này, từ đó giúp hệ xương - khớp và răng của thai nhi phát triển tốt. Bên cạnh đó, canxi cũng giúp củng cố hệ xương và tránh được tình trạng loãng xương của thai phụ trong và sau khi mang thai, giúp các mẹ bầu có sức khỏe mạnh để thực hiện được các hoạt động hàng ngày.

Điều hòa huyết áp trong thai kỳ: Trong quả sung có chứa hàm lượng kali tương đối cao. Đây là khoáng chất cần thiết có vai trò trong việc điều hòa huyết áp ở mức bình thường. Vì thế, mẹ bầu ăn sung sẽ giúp huyết áp trong thai kỳ được ổn định, điều này rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Kiểm soát đường huyết: Theo các nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiết xuất từ quả sung có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sản xuất glucose trong gan, giúp cải thiện mức insulin và giảm lượng đường trong máu. Do đó, phụ nữ ăn sung trong thai kỳ sẽ giúp ổn định được lượng đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Giảm nguy cơ thiếu máu: Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng là một lợi ích có thể kể đến khi mẹ bầu ăn sung. Cụ thể, trong quả sung có chứa hàm lượng sắt khá cao, giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu hụt lượng oxy cần thiết cung cấp cho thai nhi. Mặt khác, hàm lượng vitamin C có trong sung cũng thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt của cơ thể diễn ra tốt hơn. Từ đó, giảm nguy cơ thiếu máu mà các thai phụ có thể gặp phải khi mang thai.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Quả sung cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp các mẹ bầu cải thiện tiêu hóa. Theo đó, chất xơ có trong loại quả này sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và phòng tránh được tình trạng.

khi mang thai cho mẹ bầu. Hơn nữa, các lợi khuẩn trong đường ruột phát triển và hệ tiêu hóa cũng được cải thiện nhờ men vi sinh có trong loại quả này. Đồng thời, cũng giúp mẹ bầu xua đi cảm giác cồn cào do đói và tạo được cảm giác no lâu.

Cải thiện tình trạng ốm nghén: Nhờ có thành phần vitamin B6 có trong quả sung mà khi mẹ bầu ăn loại quả này sẽ giảm thiểu được các triệu chứng của ốm nghén. Mặt khác, mùi vị của quả sung còn kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, quả sung còn một số lợi ích khác đối với phụ nữ mang thai như giúp kiểm soát cân nặng nhờ tạo cảm giác no lâu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng chất béo tốt, làm đẹp da và tóc…

Ăn quả sung có thể giúp mẹ bầu giảm được tình trạng ốm nghén

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều sung

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng trong trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều sung có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe. Các tác dụng phụ có thể gặp phải là:

Gây ra chứng viêm da: Trong quả sung có chứa chất psoralens - chất gây kích ứng da. Thông thường, psoralens gây dị ứng phải ở một hàm lượng nhất định, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sung sẽ tích tụ lượng lớn chất này trong cơ thể và có thể gây ra hiện tượng viêm da.

Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều sung có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, thậm chí là tiêu chảy.

Hạ đường huyết đột ngột: Đây là một biến chứng có thể gặp phải khi ăn sung vượt ngưỡng cho phép.

Dị ứng: Có một số trường hợp được ghi nhận là bị dị ứng với loại quả này.

Như vậy, việc ăn quá nhiều sung cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Do vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ cách ăn và cách lựa chọn sung đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Ăn quá nhiều sung và thường xuyên có thể gây ra chứng viêm da

Lưu ý khi mẹ bầu ăn sung

Quả sung mang lại nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có nhiều tác dụng cho sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế được các nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và tận dụng được tối đa lợi ích của quả sung, mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề khi ăn sung như:

  • Ăn sung với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
  • Lựa chọn những quả sung còn tươi non, không bị sâu hay dập nát.
  • Hạn chế ăn các loại sung đóng hộp hoặc sấy khô vì có chứa chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.
  • Nên ngâm sung với nước muối khoảng 15 phút và rửa sạch trước khi ăn.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn sung để tránh làm tổn hại đến thai nhi vì quả sung có tác dụng thông huyết, bổ huyết.
  • Nếu bị dị ứng với loại quả này thì tuyệt đối không được ăn. Trong trường hợp nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường khi ăn sung, hãy dừng ngay việc ăn lại và theo dõi sát tình hình sức khỏe. Đồng thời nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tóm lại, mẹ bầu ăn được sung không? Câu trả lời là có, nhưng với lượng vừa phải để vừa đảm bảo an toàn vừa hấp thu được các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc biết được những lợi ích của quả sung và cần lưu ý một số điều khi ăn sung để có một sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm: Bà bầu ăn giá được không?

Ánh Vũ

Nguồn: Vinmec & Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.