Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh da do nấm sợi là một trong những bệnh ngoài da rất thường thấy. Tuy không nguy hiểm nhưng nấm sợi gây cho người mắc phải các cảm giác rất khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị đúng cách nguyên nhân gây ra ngứa sẽ khiến nấm phát triển mạnh hơn, khiến tình trạng ngứa trở nên nặng hơn.
Bệnh da do nấm sợi rất phổ biến, chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng cho người mắc phải, nhưng gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu kéo dài ảnh hưởng tới tâm lý người mắc phải. Tùy vào bệnh nhân và tình trạng bệnh nhân mắc phải mà từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Bệnh da do nấm sợi là bệnh nấm da rất thường gặp, nhất là những nước như Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Bệnh da do nấm sợi thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều tổn thương: Gây ngứa nhiều, gây tổn thương da và có thể lan rộng, nếu không được điều trị đúng cách.
Hiện nay có 3 loại nấm sợi thường gây bệnh ở người: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum.
Bệnh da do nấm sợi thường xảy ra do sự nhiễm trùng của nấm sợi. Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là:
Bệnh da do nấm sợi thường xuất hiện ở các vùng nhất định trên cơ thể:
Nấm ở bàn chân thường xảy ra ở những người hay đi giày nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Một số trường hợp có thể do nấm Epidermophyton floccosum. Các triệu chứng thường gặp như:
Nấm ở bẹn xuất hiện thường do nấm Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum gây ra. Biểu hiện thường thấy vùng da xuất hiện những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần dần lan ra thành mảng hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt da bị đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết với nhau thành từng mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu, ngứa nhiều.
Các nấm T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis thường gây nấm vùng mặt. Triệu chứng thường thấy là vùng da tổn thương bị đỏ, gây rát, kích thước vùng nấm ở da từ 1 - 5 cm. Bờ hơi nổi cao lên so với bề mặt da, bong vảy ngứa. Cần phân biệt nấm vùng mặt do nhiễm nấm sợi với viêm da tiết bã, bệnh hồng ban, lupus ban đỏ và viêm da tiếp xúc.
Nấm thân mình có thể do bất kỳ loại nấm sợi nào. Trong đó nguyên nhân gây ra hay gặp nhất là nấm: T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis và T. tonsurans. Triệu chứng nhận biết là vùng da xuất hiện mụn nước, tạo thành hình tròn hay hình cung. Vùng da tổn thương có xu hướng ngứa nhiều và lan ra các vùng xung quanh.
Bệnh nấm vùng râu là một dạng nấm da ít gặp, thường xuất hiện ở những nam giới thường xuyên tiếp xúc nhiều với động vật. Với những trường hợp tổn thương nông, các sợi râu sẽ bị gẫy, hình thành vảy khô, có thể bong hoặc không bong chân râu bình thường. Bệnh thường gặp do nhiễm nấm Violaceum, T-rubrum.
Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có các cách điều trị khác nhau, việc xác định nguyên nhân mắc bệnh là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Điều trị bệnh da do nấm sợi dựa trên nguyên tắc loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển, sử dụng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ.
Trước tiên, bệnh nhân cần giữ cho mình một thói quen sinh hoạt sạch sẽ để hạn chế sự lây lan và phát triển của nấm: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quần áo giặt sạch phơi khô tránh mặc đồ ẩm ướt.
Tiếp đến, người bệnh dùng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ kết hợp với thuốc dùng toàn thân tùy theo mức độ tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị nấm nên kiểm tra chức năng gan, cân nhắc liều lượng và thời gian sử dụng thuốc đối với từng bệnh nhân. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ và dùng sai thuốc sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Để ngăn chặn bệnh da do nấm sợi và giảm nguy cơ tái phát, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hoạt là vô cùng quan trọng.
Việc duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách, bao gồm việc tắm hàng ngày và lau khô cơ thể, giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm. Đặc biệt, tránh mặc quần áo ẩm ướt và chọn giày thoáng khí cũng là những biện pháp hiệu quả để tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Quản lý quần áo cũng đóng vai trò quan trọng. Người bệnh nên thường xuyên thay đổi và phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời giúp khử trùng và giảm độ ẩm. Đối với quần áo lót, sự sạch sẽ và khô ráo là yếu tố chính để tránh tái phát bệnh.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh như động vật cũng là một biện pháp tránh sự lây lan. Việc không dùng chung quần áo, chăn màn, và các vật dụng cá nhân khác với người mắc bệnh giúp ngăn chặn sự lây lan của nấm.
Sử dụng sản phẩm vệ sinh nhẹ và tránh các chất hóa chất mạnh có thể làm tổn thương da. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên cũng giúp giảm môi trường sống của nấm.
Cần có chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý để nâng cao sức khỏe bản thân cũng như tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của nấm và các tác nhân gây bệnh khác.
Cuối cùng, việc thăm bác sĩ định kỳ để được hướng dẫn điều trị cụ thể là quan trọng để đảm bảo bệnh được kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan tái phát. Việc thực hiện những biện pháp này sẽ giúp duy trì sức khỏe da và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Bệnh da do nấm sợi có thể dẫn biến chứng chủ yếu là ngứa dẫn tới gãi nhiều. Nhìn chung đây là một chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nên vẫn cần chú ý, đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.