Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy tim có thể ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và cuộc sống. Bệnh sẽ diễn tiến nặng dần theo thời gian, nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp, tình trạng có thể chuyển biến xấu và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Suy tim là một bệnh lý nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng về tuổi thọ của bản thân khi mắc bệnh suy tim. Nhiều người lo ngại rằng mắc bệnh suy tim sống được bao lâu? Hãy để Nhà thuốc Long Châu giải đáp nỗi lo lắng của bạn trong bài viết dưới đây.
Suy tim là một bệnh lý mạn tính liên quan đến những thay đổi về cấu trúc, chức năng của tim, khi đó tim không còn đủ khả năng bơm máu, oxy đến các mô và cơ quan trong khắp cơ thể. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch xảy ra phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.
Không thể đánh giá chính xác người mắc bệnh suy tim sống được bao lâu, bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, tình trạng sức khỏe,... mà tỷ lệ kéo dài tuổi thọ mỗi người bệnh là khác nhau. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh suy tim:
Suy tim gồm 4 giai đoạn chính và thời gian sống ở mỗi giai đoạn sau khi chẩn đoán bệnh là khác nhau:
Suy tim là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Khi càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh suy tim càng tăng gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe rõ rệt. Theo một báo cáo được đưa ra người dưới 65 tuổi có tỷ lệ sống sau 5 năm là 78%, đối với người ở độ tuổi trên 75, tỷ lệ này là 49%.
Phụ nữ có tỉ lệ sống lâu hơn khi cùng mắc bệnh suy tim so với nam giới. Tuy nhiên ở phụ nữ vẫn có một số yếu tố khác tác động ảnh hưởng phần nào đến độ dài tuổi thọ như huyết áp cao, bệnh mạch vành,... đặc biệt ở giai đoạn sau mãn kinh.
Sức bền là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của người bệnh suy tim vì có liên quan mật thiết đến cung lượng tim và thể tích khí lưu thông trong cơ thể. Khi luyện tập tăng sức bền, cơ thể tăng khả năng vận động, giảm mệt mỏi căng thẳng, đặc biệt khi các triệu chứng suy tim được thể hiện rõ ràng. Chính vì vậy việc thực hiện các hoạt động thường ngày sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ ở người suy tim. Nhờ đó, tỷ lệ sống sót sau ba năm ở những người bệnh tham gia tập luyện sức bền là 93%, cao hơn so với người bệnh có sức bền kém là 57%.
Phân suất tống máu (EF) là chỉ số đánh giá lượng máu được bơm ra bởi tâm thất trái mỗi lần co bóp. Chỉ số ở mức bình thường sẽ rơi vào khoảng 50 - 70%, đối với chỉ số EF lớn hơn 75% thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại, EF dưới 50% dấu hiệu dẫn đến tình trạng suy tim bởi lúc này tim không bơm đủ máu cho cơ thể.
Theo các nghiên cứu, chỉ số phân suất tống máu là một trong những yếu tố góp phần duy trì tuổi thọ ở bệnh nhân suy tim.
Người bệnh suy tim có bệnh lý kèm theo có thể góp phần khiến tình trạng của bệnh nặng thêm, từ đó việc duy trì tuổi thọ kém hơn. Một số các bệnh kèm theo được đánh giá nguy hiểm đối với bệnh nhân suy tim như đái tháo đường, tăng huyết áp, huyết sắc tố, HIV, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, thừa cân béo phì,...
Tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau mà việc điều trị bệnh suy tim cũng khác nhau, nhưng mỗi người bệnh có thể nâng cao sức khỏe, góp phần duy trì kéo dài tuổi thọ bằng các cách sau:
Người bệnh suy tim cần thiết lập thói quen luyện tập thể dục chẳng hạn các bài tập đi bộ, đạp xe, bơi lội,... hoặc một số bài tập nhẹ nhàng vừa sức. Các bài tập aerobic cũng được khuyên thực hiện tối thiểu 150 phút trong một tuần (chia đều cho các ngày) với cường độ vừa phải để có sức khỏe tim mạch tối ưu.
Thay đổi chế độ ăn thích hợp, giảm ăn muối, giảm uống nước cũng góp phần làm chậm quá trình phát triển bệnh. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Một số thay đổi góp phần làm giảm tiến triển bệnh đồng thời nâng cao sức khỏe như: Không uống bia, rượu, không hút thuốc, giữ tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái, theo dõi và duy trì huyết áp ổn định, ngủ đủ giấc, theo dõi và duy trì mức cân nặng của bản thân…
Suy tim hiện nay không thể điều trị dứt điểm, chính vì vậy một trong những mối lo lắng nhất của người bệnh là bệnh suy tim sống được bao lâu?. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi người bệnh, những yếu tố có sẵn mà tuổi thọ mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên có thế kéo dài thời gian sống bằng các hoạt động thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Ngoài ra người bệnh cần đi khám định kỳ theo dõi để có thể phát hiện, điều trị kịp thời.
Xem thêm: Người bị hở van tim sống được bao lâu?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.