Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người gặp phải tình trạng này. Nếu không theo dõi bệnh thường xuyên, những biến chứng suy tim thường xảy ra đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Khi trái tim suy yếu, không còn hoạt động bình thường, khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể cũng sẽ kém đi. Nếu không theo dõi thường xuyên và điều trị đúng cách, kịp thời, những biến chứng suy tim xảy ra đột ngột có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm. Vậy các biến chứng của bệnh suy tim là gì, làm sao để giảm nhẹ các biến chứng này?
Suy tim là tình trạng tim hoạt động yếu do tổn thương thực thể hoặc sự suy giảm về chức năng. Khi đó, tim không thể bơm đủ lượng máu đến các tế bào. Điều này khiến bệnh nhân mệt mỏi và khó thở, một số người bị ho.
Bệnh nhân suy tim có thể gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, khiêng vác đồ. Khi gắng sức, người bệnh có thể bị ứ dịch dẫn đến xung huyết phổi và phù ngoại vi. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách và kịp thời, suy tim có thể gây ra những biến chứng suy tim nguy hiểm.
Dưới đây, là 7 biến chứng suy tim thường thấy nhất hiện nay.
Hỏng van tim là biến chứng suy tim thường thấy hiện nay. Trái tim bình thường có 4 van tim với chức năng điều khiển máu chảy theo một chiều nhất định. Khi tim bị suy yếu, tim phải gắng sức nhiều hơn để bù lượng máu bị thiếu hụt. Vì máu không được cung cấp đều đặn nên có thể khiến cấu trúc van tim thay đổi, khiến các dây chằng van tim bị giãn hoặc đứt và làm hỏng van.
Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút cũng dẫn đến nhiều cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết trong đó có thận. Thận không được cung cấp đầy đủ máu dẫn đến việc giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Một lượng lớn muối bị giữ lại có thể khiến bệnh nhân suy tim gặp tình trạng tăng huyết áp, phù nề. Ngược lại, sự suy giảm chức năng thận cũng có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân suy tim.
Ở những bệnh nhân suy tim, đặc biệt là suy tim phải, khả năng hút máu của tim giảm sút khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương gan và làm tăng nguy cơ xơ gan, suy gan.
Chức năng bơm máu của tim suy giảm có thể gây ra thiếu máu đối với nhiều cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, khi chức năng thận kém đi, lượng hormone tạo hồng cầu trong tủy xương không đủ cung cấp cũng là lý do dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, thiếu máu kéo dài cũng khiến cho bệnh suy tim tiến triển nhanh và ngày càng trầm trọng hơn.
Rối loạn nhịp tim cũng là một trong những biến chứng suy tim. Chức năng tim suy yếu có thể khiến tim đập không đúng nhịp, nhanh hoặc chậm. Các rối loạn nhịp tim thường gặp ở bệnh nhân suy tim thường là block nhánh trái, rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh thất và rung thất.
Chất lỏng bị tích tụ trong phổi do suy tim có thể gây ra tình trạng phù phổi cấp với các triệu chứng phổ biến như da nhợt nhạt, ho ra bọt màu hồng. Nhiều người bị khó thở, mô tả cảm giác giống như chết đuối.
Đây là biến chứng suy tim nguy hiểm nhất của các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh suy tim nói riêng. Khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm, máu không thể bơm ra khỏi các buồng tim. Lượng máu bị ứ lại này là điều kiện thuận lợi cho huyết khối hình thành. Huyết khối (các cục máu đông) gây tắc nghẽn tại động mạch vành dẫn tới nguy cơ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn tại mạch máu não dẫn tới đột quỵ.
Để đẩy lùi các biến chứng suy tim, cách tốt nhất là bệnh nhân phải thấu hiểu những lưỡi dao tiềm ẩn này ngay bên trong cơ thể mình. Thay vì hoang mang ăn ngủ không yên hay từ bỏ việc điều trị, bệnh nhân nên phối hợp các cách giảm nhẹ biến chứng suy tim sau đây:
Khi bị bệnh suy tim nghĩa là bạn cần dùng thuốc suốt đời để sống chung với căn bệnh mãn tính này. Do đó, việc tuân thủ điều trị không chỉ giúp cải thiện triệu chứng suy tim mà còn giúp bệnh nhân sống lâu hơn và giảm nguy cơ tử vong đột ngột.
Suy tim do bệnh van tim có thể được bác sĩ tiến hành nong van, sửa van hoặc thay van. Trong trường hợp bệnh suy tim là do bệnh mạch vành, bệnh van tim, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim. Tình trạng rung nhĩ hoặc rung thất có thể cần dùng máy khử rung tim cấy ghép dưới da. Giai đoạn cuối có thể cần điều trị bằng phương pháp tái đồng bộ cơ tim.
Nhằm ngăn ngừa các biến chứng suy tim, bệnh nhân nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn:
Như vậy, các biến chứng suy tim tuy nguy hiểm nhưng vẫn có cách giảm nhẹ các biến chứng. Hãy thường xuyên đến thăm khám tại chuyên khoa tim mạch để có được sức khỏe tim mạch một cách toàn diện.
Xem thêm: Cách phân độ suy tim và kiểm soát suy tim
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.