Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không?

Ngày 04/09/2023
Kích thước chữ

Uống cà phê là thói quen vốn có của rất nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, liệu loại đồ uống này có phù hợp dành cho người bị tiểu đường? Hãy cùng bài viết bên dưới tìm hiểu bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không nhé!

Cà phê là loại thức uống có hương vị vô cùng lôi cuốn. Không chỉ được nhiều người yêu thích mà đây còn được xem là nét văn hóa của người Việt, cũng như sử dụng trà búp ổi trị tiểu đường. Thế nhưng, với bệnh nhân tiểu đường, cà phê có phải là sự lựa chọn phù hợp dành cho sức khỏe của họ?

Tác động của cà phê đến đường huyết

Trước khi khám phá tiểu đường uống cà phê được không, cùng tìm hiểu những tác động của loại nước uống này đến lượng đường trong máu nhé!

Một nghiên cứu khoa học của Duke University Medical Center cho biết, uống cà phê có thể làm tăng lượng đường huyết trung bình trong ngày lên đến 8%. Đây cũng là yếu tố khiến hàm lượng đường huyết tăng lên sau bữa ăn và đường huyết cao có thể bị tiểu đường. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ tăng đường huyết sau bữa ăn sáng do cà phê là 9%, bữa trưa là 15% và bữa tối là 26%.

Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không? 1
Uống cà phê có thể làm tăng lượng đường huyết trung bình của ngày lên đến 8%

Giải thích cho hiện tượng này, giới chuyên gia phân tích rằng cà phê có khả năng kháng lại công dụng giảm đường huyết từ insulin. Từ đó dẫn đến hiện tượng đường không thể vào tế bào và vô tình bị ứ đọng lại trong máu gây tăng đường huyết. 

Ngoài ra, uống cà phê còn làm tăng quá trình phóng thích adrenalin. Adrenalin là một chất làm tăng đường huyết và là nguyên nhân gây hồi hộp, run tay, tăng huyết áp.

Người bị tiểu đường uống cà phê được không?

Vậy, tiểu đường có ăn được thực phẩm như táo và uống cà phê được không? Nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care cho biết “Từ bỏ cà phê là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những ai mong muốn kiểm soát đường huyết”. Do đó, đây có thể là câu trả lời không được mong đợi đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Mặt khác, theo Hội Tim mạch Mỹ, mức đường tiêu thụ một ngày phù hợp cho một người bình thường trong khoảng 25 gram (phụ nữ) và 36 gram (nam giới). 25 gram tương đương với 6 muỗng cà phê và 36 gram tương đương với 9 muỗng cà phê. Vậy nên, người bị tiểu đường vẫn có thể uống cà phê với lượng đường ít hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chọn thời điểm thưởng thức vào các bữa phụ để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không? 2
Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không là thắc mắc của nhiều người

Gợi ý đồ uống thay thế cà phê cho người tiểu đường

Sau khi biết được lời giải đáp cho thắc mắc người bị tiểu đường uống cà phê được không, bệnh nhân có thể tham khảo một số loại đồ uống thay thế khác.

Một số thức uống có thể thay thế cà phê dành cho người bị tiểu đường có thể kể đến như:

Trà xanh

Trà xanh không những không chứa calo mà còn sở hữu rất nhiều chất chống oxy hóa. Một trong số đó là polyphenol - mang lại công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư,...

Vì lẽ đó, trà xanh là một trong các loại thức uống nên được bệnh nhân tiểu đường sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không nên uống trà xanh trước bữa ăn vì gây ra tình trạng loãng dịch dạ dày. Theo thời gian, thói quen này có thể khiến bạn bị viêm dạ dày.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có lượng chất chống oxy hóa khá cao. Không những vậy, tỉ lệ hàm lượng calo của trà hoa cúc là 0%. Với những điều trên đã giúp loại trà này trở thành thức uống tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Mặt khác, trà hoa cúc sở hữu một số công dụng đối với người bị tiểu đường tuýp 2. Trà hoa cúc giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa những thương tổn của thần kinh cũng như hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống các biến chứng tiểu đường gây mù lòa và bệnh thận. Thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ giúp bạn cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt.

Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không? 3
Thay vì cà phê, người bệnh tiểu đường nên uống trà hoa cúc

Nước chanh

Nước chanh là một trong những thức uống giàu dinh dưỡng và rất quen thuộc với người dân ở khắp nơi trên thế giới. Khi thời tiết nóng bức, một ly nước chanh sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường nên pha nước chanh với đường ăn kiêng thay vì đường thông thường. Bạn cũng có thể thêm một ít sả, lá bạc hà để khiến thức uống của mình thêm phần hấp dẫn.

Sữa

Sữa dành cho người bị tiểu đường nên là loại không đường, ít béo hoặc thậm chí không béo là sự lựa chọn tốt nhất.

Một lưu ý dành cho người bệnh rằng trong 100g sữa tương đương với 50kcal. Do đó, người bị tiểu đường chỉ nên sử dụng 200ml/ngày. Tuy nhiên, với một số trường hợp người bệnh không thể ăn uống thì nên được bổ sung sữa nhiều hơn.

Sữa hạt

Sữa hạt thay thế cho sữa bò cũng là một trong những lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là cách người không dung nạp lactose hay người ăn chay thường hay áp dụng.

Một bữa ăn sáng với sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hay sữa đậu phộng,... có thể cung cấp khá đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không những vậy, bữa ăn sáng này còn không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không? 3
Sữa hạt hạnh nhân là loại đồ uống phù hợp với bệnh nhân tiểu đường

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có được những thông tin giải đáp về thắc mắc bệnh nhân tiểu đường uống cà phê được không. Người bị tiểu đường luôn phải chú ý về chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt của mình để có thể có được một sức khỏe tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin