Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thắc mắc bản thân bị đường huyết cao có phải bị tiểu đường hay không. Vì đây là một căn bệnh mạn tính và có quá trình sống chung với bệnh tương đối phức tạp. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Tình trạng tăng đường huyết khiến cho nhiều người trở nên lo lắng. Do đó, họ không khỏi đặt ra câu hỏi đường huyết cao có phải bị tiểu đường không. Vì đây là một trong những triệu chứng thường thấy của căn bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Được biết, chỉ số đường huyết lúc đói vượt mức 125 mg/dL hay vượt mức 180 mg/dL sau ăn khoảng 1 - 2 giờ được cho là cao. Đây là triệu chứng thường thấy ở người bệnh tiểu đường ở tất cả các tuýp. Cụ thể:
Lượng đường trong máu xuất phát từ thức ăn như bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin cần ăn bên cạnh một phần từ gan sản xuất. Ngoài căn bệnh tiểu đường, còn một số lý do khác nhau gây ảnh hưởng đến tiến trình sản sinh insulin và glucose của gan. Mặt khác, cũng có thể do đường vận chuyển vào các tế bào gặp vấn đề. Vì vậy, đường huyết cao có phải bị tiểu đường hay không thì vẫn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu bị tăng đường huyết cấp tính hay đường huyết cao không xuất phát từ nguyên nhân tiểu đường, có thể từ một trong những lý do như chấn thương nặng, viêm tụy cấp.
Mặt khác, tình trạng đường huyết cao xuất hiện trong thời gian dài thường đến từ các chứng bệnh lý mạn tính như xơ gan, viêm tụy mạn tính, bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing. Các đối tượng từng trải qua một cơn đột quỵ, bị nhiễm trùng nặng hay bị nhồi máu cơ tim, mỡ máu cao cũng gây đường huyết cao.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết cao và tiểu đường chỉ là một trong số đó. Hàm lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Không chỉ vậy, quá trình lành bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, việc kiểm soát tình trạng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi có chấn thương.
Tăng đường huyết nếu không được điều trị có thể khiến các dây thần kinh, mô, mạch máu cùng các cơ quan quan trọng của cơ thể gặp vấn đề. Mặt khác, nếu vị trí tổn thương nằm tại động mạch rất dễ khiến bạn rơi vào tình cảnh bị đột quỵ và đau tim.
Đặc biệt, đường huyết cao đến từ bệnh lý tiểu đường sẽ tạo ra những mối lo ngại khác. Đó có thể là trạng thái tăng áp lực thẩm thấu và nhiễm toan ceton. Các biến chứng này cực kỳ đáng quan ngại và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.
Cho dù tình trạng đường huyết cao xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc kiểm soát lượng đường huyết là cực kỳ quan trọng.
Nếu đường huyết cao là do tiểu đường, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ đường huyết dạng insulin hoặc uống. Bên cạnh việc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và theo dõi chỉ số đường huyết một cách liên tục. Tái khám đúng hẹn là việc làm cần thiết trong lúc này.
Một số cách ngăn ngừa tình trạng đường huyết cao có thể áp dụng tại nhà:
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ không còn thắc mắc về vấn đề đường huyết cao có phải bị tiểu đường không. Theo đó, bạn sẽ biết phải làm gì trong những bước tiếp theo để cải thiện tình trạng của bản thân.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.