Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thận ứ nước độ 2 là cấp độ 2 trong 4 cấp độ của tình trạng bệnh thận ứ nước. Đây là một tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ diễn tiến lên độ 3, độ 4. Vậy bệnh thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?
Bệnh thận ứ nước độ 2 là tình trạng gây ra nhiều biểu hiện khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một trong những câu hỏi thường gặp từ những người mắc phải tình trạng này là liệu họ cần phải trải qua phẫu thuật hay không? Bệnh thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?
Thận ứ nước được phân loại thành 4 độ theo diễn tiến và tình trạng tổn thương của thận:
Thận ứ nước độ 1 là mức độ đầu tiên, tình trạng bệnh mới vừa bắt đầu xuất hiện sự tổn thương ở thận. Lúc này, người bệnh chưa cần phải áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp, bệnh nhân nên thực hiện việc theo dõi và kiểm tra định kỳ với tần suất 3 tháng/lần.
Mỗi lần kiểm tra định kỳ là cơ hội để các chuyên gia y tế đánh giá chức năng thận, phân tích nước tiểu và tìm hiểu triệu chứng bệnh nhằm xác định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tại giai đoạn thận ứ nước độ 2, tình trạng bệnh đã bắt đầu hiện rõ những dấu hiệu đau nhức và rối loạn tiểu tiện. Kích thước của cầu thận đã tăng lên khoảng 10 - 15mm, và bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau kéo dài ở vùng mạn sườn và hông, tiêu biểu cho triệu chứng thận ứ nước. Đồng thời, tần suất tiểu cũng tăng lên đáng kể, khiến lượng nước tiểu thường gấp 1,5 - 2 lần so với bình thường.
Với giai đoạn thận ứ nước độ 3, bệnh đã tiến triển xa hơn vào giai đoạn nặng và gây ra những tình trạng tổn thương thận. Kích thước cầu thận đã vượt qua ngưỡng 15mm, và sự giãn nở của đài thận cùng với bể thận đã tạo thành một hình ảnh nang lớn. Tình trạng mệt mỏi và khó chịu ngày càng gia tăng do sự tích nước trong cơ thể. Việc can thiệp điều trị tại thời điểm này là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của những biến chứng nguy hiểm.
Và cuối cùng, thận ứ nước độ 4 đại diện cho mức độ nặng nhất và tồn tại nhiều biến đổi đáng kể trong hệ thống thận. Với sự tổn thương lên đến 75 - 90%, người bệnh trải qua những triệu chứng khó chịu như sưng phù ở mặt mũi và các chi, tiểu ra máu. Tại cấp độ này, việc thực hiện can thiệp phẫu thuật là cần thiết để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp đột ngột, suy thận và các tình trạng đe dọa tính mạng khác.
Để đạt được kết quả tốt trong việc điều trị thận ứ nước, việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là một bước cơ bản và quan trọng. Nguyên tắc rong quá trình điều trị thận ứ nước là tạo lối thông đường tiểu từ thận đến bàng quang và từ bàng quang ra ngoài. Đồng thời, cần kết hợp các biện pháp giảm đau, chống viêm và tăng cường chức năng của thận và bàng quang.
Trong trường hợp thận ứ nước, việc sử dụng các loại thuốc Tây y được coi là một phương pháp tích cực và mang lại kết quả nhanh chóng. Theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn những nhóm thuốc thích hợp để giải quyết tình trạng cụ thể, đồng thời kết hợp với việc điều trị triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
Nhóm thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là một nhóm phổ biến được sử dụng trong điều trị thận ứ nước. Chúng thường được áp dụng trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, hoặc viêm bàng quang. Người bệnh có các triệu chứng như đau khi tiểu, nước tiểu đục màu, tiểu ra dòng yếu hoặc ngắt quãng, đau vùng thận hoặc bàng quang có thể được kê đơn nhóm thuốc này. Thuốc kháng sinh giúp làm dịu triệu chứng viêm nhiễm, cải thiện dòng chảy nước tiểu và giảm áp lực đối lên thận. Việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm thận, nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng máu.
Nhóm thuốc cân bằng điện giải
Đối với tình trạng nặng, việc kê thêm thuốc cân bằng điện giải như natri và kali có thể cần thiết để cân bằng nồng độ các chất trong máu. Nếu tình trạng thận ứ nước kèm theo tăng huyết áp, việc sử dụng thuốc hạ huyết áp cũng được xem xét để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột có thể gây đột quỵ.
Mặc dù điều trị thận ứ nước bằng thuốc Tây y là phương pháp hiệu quả, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc. Một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc.
Lựa chọn phương pháp can thiệp ngoại khoa sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc dòng chảy nước tiểu.
Phẫu thuật cắt bỏ phần tắc
Nếu thận ứ nước do tồn tại mô sẹo hoặc cục máu đông gây tắc niệu quản, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khu vực tắc nghẽn và duy trì niệu quản khỏe mạnh để đảm bảo dòng chảy thông suốt.
Phẫu thuật loại bỏ sỏi
Trong trường hợp sỏi gây tắc đường di chuyển của nước tiểu, phẫu thuật lấy sỏi ra khỏi thận hoặc bàng quang thông qua phương pháp mổ nội soi có thể được thực hiện. Điều này giúp giảm đau và mất máu, và thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng tương đối nhanh.
Đặt stent niệu quản và ống thông tiểu
Đặt stent niệu quản là một phương pháp sử dụng ống nhựa để kết nối thận với bàng quang, đặc biệt hữu ích trong trường hợp tắc nghẽn do hẹp niệu quản. Đặt ống thông tiểu có thể được áp dụng nếu vấn đề tắc nghẽn nằm ở phần niệu đạo. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ vệ sinh và chế độ chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và viêm bàng quang.
Thận bị ứ nước ở cấp độ 2 biểu hiện bởi sự tắc nghẽn của dòng nước tiểu gây sưng giãn mức độ vừa phải cho bể thận (10 - 15mm), bao gồm một vài đài thận. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau ở phần hông, háng và vùng liên sườn kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.
Một trong những triệu chứng phổ biến của thận ứ nước độ 2 là tần suất tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm, và lượng nước tiểu thải ra tăng (khoảng ba đến bốn lít trong một ngày). Tuy vậy, đôi khi, trong một số trường hợp, bệnh không thể thấy rõ triệu chứng cụ thể hay rõ ràng.
Tuy cấp độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kéo dài, tình trạng này có thể tiến triển lên cấp độ 3, 4 hoặc thậm chí dẫn đến suy thận.
Đối với thận ứ nước cấp độ 2, phương pháp điều trị thường tập trung vào sử dụng thuốc và một số thủ thuật cần thiết, thay vì yêu cầu can thiệp phẫu thuật.
Việc xác định liệu bệnh thận ứ nước độ 2 có phải mổ không được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, tình hình tổn thương thận và các yếu tố khác. Việc tư vấn và hợp tác chặt chẽ với các bác sĩ sẽ giúp đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu nhất cho việc điều trị bệnh thận ứ nước độ 2.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.