Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ

Theo thống kê, thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp nhất ở nước ta. Đây là căn bệnh khiến người bệnh phải chịu đau đớn liên tục. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn còn một số người chưa hiểu rõ nên không có những kiến thức cơ bản đề phòng ngừa bệnh. Bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau ở từng đối tượng khác nhau nhưng biểu hiện hay gặp nhất là đau nhức xương khớp.

Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm là gì?

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người mắc phải nhất:

  • Sai tư thế: Tư thế làm việc sai và thường xuyên mang vác vật nặng dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Chấn thương: Khi có lực tác động mạnh khi bị té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông,… sẽ làm thay đổi cấu trúc và vị trí của đĩa đệm.
  • Thoái hóa tự nhiên: Khi chúng ta già đi, cột sống sẽ kém linh hoạt, vòng sụn phía ngoài trở nên xơ hóa, bên trong nhân nhầy giảm thiểu lượng nước và độ đàn hồi nên nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bệnh này thường được bắt gặp ở những người từ 35 đến 50 tuổi.
benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Sai tư thế dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Bệnh lý cột sống: Khi bị gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc đặc biệt là thoái hóa cột sống sẽ tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Việc dư thừa cân nặng sẽ làm tăng áp lực cho cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 12 lần so với những người có cân nặng bình thường.
  • Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong 9 đến 10 tiếng, đặc thù công việc thường xuyên phải kéo, đẩy, cúi, mang vác vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, dễ dẫn đến thoát vị.
  • Đi giày cao gót: Làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, biến dạng cơ bắp chân và dây chằng chân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Là một căn bệnh xương khớp mãn tính thường gặp, thoát vị đĩa đệm luôn mang đến những cơn đau nhức khó chịu cho cột sống. Bệnh xảy ra do sự tổn thương các đĩa đệm chạy dọc theo sống lưng. Khi bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài và chèn ép các dây thần kinh cột sống, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên sống lưng nhưng phổ biến nhất là ở hai đốt sống L4 - L5 và L5 - S1 với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 90%.

benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong Cropped.jpg
Thoát vị đĩa đệm có thể dễ xảy ra ở đốt sống L4 - L5

Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau nhức dữ dội và đi lại khó khăn. Nhưng khi bệnh bắt đầu tiến triển bước vào giai đoạn nặng hơn thì ngoài tình trạng đau nhức liên tục, người bệnh sẽ còn gặp nhiều biến chứng khác như: Teo cơ, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác,… rất nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm được coi là căn bệnh rất nguy hiểm bởi những tác hại mà nó gây ra. Bệnh không chỉ gây nên những biến chứng nguy hiểm mà còn có thể gây đau đớn dữ dội, cản trở sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng (stress).

Những biến chứng nguy hiểm sau khi bị thoát vị đĩa đệm

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không thành công, người bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn, suy giảm chức năng, khả năng sống mà còn có nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm, thậm chí bị liệt, dẫn đến tàn tật hoàn toàn. Không những vậy, nếu không được điều trị sớm có thể khiến các biến chứng nguy hiểm khác do thoát vị đĩa đệm xảy ra, bao gồm:

Rối loạn bài tiết

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng khiến các khớp ở cột sống lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép các dây thần kinh ở đó. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn cơ tròn khiến người bệnh mắc phải hội chứng rối loạn bài tiết và đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị bí tiểu nhưng dần dần tình trạng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh thường xuyên tè dầm trong vô thức.

Tổn thương hệ thần kinh

Vì cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi mắc phải thoát vị đĩa đệm sẽ làm cho cột sống bị tổn thương khiến các dây thần kinh này cũng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau nhức.

Những cơn đau này cũng xảy ra với tần suất và cường độ cao hơn khi bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn cục bộ. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến cột sống, lưng mà còn có thể lan xuống tay, chân. Cơn đau sẽ tăng lên tùy vào hoạt động và lực tác động ở cột sống, vì vậy bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh bị tổn thương thêm.

benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Tổn thương hệ thần kinh có thể xảy ra sau khi bị thoát vị đĩa đệm

Teo cơ chi

Căn bệnh này không chỉ gây tổn thương dây thần kinh cột sống mà còn làm cản trở quá trình lưu thông máu đến các khu vực khác, cụ thể là các chi. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng ở các chi, làm cho các chi bị teo đi khiến cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn do mất đi khả năng lao động.

Rối loạn cảm giác

Tê bì tay chân là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Sự rối loạn cảm giác này thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị tổn thương do đĩa đệm bị chèn ép.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi là biến chứng khá thường gặp ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đây là một tình trạng rối loạn vận động khiến người bệnh không thể kiểm soát được sức khỏe và hoạt động của mình. Biểu hiện rõ ràng của biến chứng này là người bệnh không thể di chuyển liên tục mà chỉ đi được vài bước thì buộc phải nghỉ ngơi, nhiều người gọi là chứng đau rễ thần kinh ngắt quãng.

Việc sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ trong quá trình chữa trị thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện tình trạng bệnh, bảo vệ và chăm sóc hệ thống xương khớp của cơ thể. Cốt Thoái Vương với những thành phần bổ ích như canxi, glycine, thiên niên kiện,... bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đồng thời hạn chế các bệnh lý xương khớp về lâu về dài.

Tuân thủ các hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, kết hợp bổ sung Cốt Thoái Vương đồng thời kiên trì vận động, tập luyện hợp lý, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin tham khảo trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và có những biện pháp phòng ngừa bệnh để có một sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.