Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh tiểu đường loại 1.5: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Ngày 08/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh tiểu đường loại 1.5 thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh đái tháo đường loại 2. Đây là căn bệnh xảy ra phổ biến nhất ở người lớn và có các điểm tương tự như căn bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

Tiểu đường được xem căn bệnh nguy hiểm và trở nên phổ biến hơn do sự chủ quan trong quá trình ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Theo số liệu thống kê, trong tổng số các bệnh nhân được chẩn đoán mắc phải tiểu đường loại 2 sẽ có khoảng 10% người bị bệnh tiểu đường loại 1.5. Vậy bệnh này có các biểu hiện như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết.

Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường loại 1.5

Bệnh tiểu đường loại 1.5 (LADA) còn được gọi là bệnh đái tháo đường tự miễn xuất hiện phổ biến ở người lớn trên 30 tuổi. Bệnh này sẽ có các đặc điểm tương tự như bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 1.5: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị 1
Đôi nét cần biết về bệnh tiểu đường loại 1.5

Đái tháo đường loại 1.5 thường được chẩn đoán khi bệnh phát triển dần dần đến triệu chứng của loại 2. Tuy nhiên, nó sẽ không thể tự chữa khỏi bằng cách thay đổi về chế độ ăn uống hoặc lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Khi mắc phải bệnh đái tháo đường loại 1.5, các tế bào beta của cơ thể sẽ ngừng hoạt động nhanh hơn và nhiều hơn so với loại 2. Một số trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm sang loại 2 như khởi phát khá muộn và thường có nguy cơ mắc bệnh cao qua các yếu tố di truyền hoặc khi cơ thể bị béo phì.

Ngoài ra, tiểu đường loại 1.5 có thể được xem là một dạng biểu hiện của tiểu đường loại 1. Trong đó, nó sẽ có thêm sự xuất hiện của các tự kháng thể chống tiểu não tụy và kháng thể GADA.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1.5

Trước khi tìm hiểu về nguyên nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường 1.5 người bạn cần phải nắm bắt được sự khác biệt giữa các loại bệnh đái tháo đường.

Tổng hợp 3 loại bệnh đái tháo đường gồm:

  • Bệnh tiểu đường loại 1: Đây chính là căn bệnh tự miễn xảy ra do cơ thể bị phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy. Các tế bào có nhiệm vụ tạo ra Insulin và hormone cần thiết để tích trữ glucose (đường) trong cơ thể. Các bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường loại 1 cần phải tiêm thêm insulin vào cơ thể nhằm duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Bệnh tiểu đường loại 1.5: Bệnh này có thể được kích hoạt khi kháng thể trong hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. Điều này sẽ gây ra các tổn thương ở tuyến tụy. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền do tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tái đái tháo đường 1.5. Khi tuyến tụy bị tổn thương, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy giống như bệnh tiểu đường loại 1. Các bệnh nhân mắc bệnh này bị thừa cân hoặc béo phì sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin giống như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Tình trạng này thường xảy ra cho các tế bào trong cơ thể phản ứng không tốt đối với hormone insulin nên không thể nhận đường vào máu hiệu quả. Từ đó, nó làm cho lượng đường trong máu bị tăng cao hơn. Đây được gọi là hiện tượng kháng Insulin. Có thể nói, kháng insulin xuất hiện là do các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài như chế độ ăn nhiều carbohydrate, lối sống ít vận động gây thừa cân hoặc béo phì. Bệnh đái tháo đường loại 2 có thể được kiểm soát thông qua việc can thiệp về lối sống và sử dụng thuốc. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần phải sử dụng thêm insulin nhằm kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn.

Dấu hiệu phổ biến nhận biết bệnh tiểu đường loại 1.5

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1.5 không có thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ xuất hiện một số những triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh.

Bệnh tiểu đường loại 1.5: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị 2
Cơ thể mệt mỏi kèm các triệu chứng khác khi bị tiểu đường type 1.5

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Luôn cảm thấy khát nước liên tục.
  • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày cả ban đêm lẫn ban ngày.
  • Bị sụt giảm cân nặng không có chủ đích.
  • Mờ mắt.
  • Cảm giác cơ thể bị châm chích.

Căn bệnh này nếu không được kiểm tra và can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiễm toan Ceton. Đây là hiện tượng cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng do không có Insulin và bắt đầu đốt cháy mỡ. Từ đó, nó tạo ra Ceton. Đây là một chất độc hại đối với cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1.5

Bệnh đái tháo đường loại 1.5 thường xảy ra phổ biến ở những người trưởng thành. Đặc biệt là trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi và một số người nằm trong độ tuổi từ 70 đến 80 tuổi.

Để chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường loại 1.5, quá trình này có thể mất một thời gian. Thông thường, các bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường loại 2 do loại này thường diễn ra ở những người cao tuổi.

Bệnh tiểu đường loại 1.5: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị 3
Tiểu đường loại 1.5 xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi

Để điều trị đái tháo đường loại 2, bác sĩ có thể sử dụng metformin để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh đái tháo đường loại 1 đến khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin. Vào giai đoạn này, các bệnh nhân đã bắt đầu biết bản thân bị đái tháo đường loại 1.5.

Đối với tiểu đường type 1.5, nhu cầu bổ sung thêm insulin của cơ thể tăng nhanh và nhiều hơn so với đái tháo đường loại 2. Điều này làm cho cơ thể người bệnh đáp ứng không tốt các loại thuốc làm giảm đường huyết.

Bệnh tiểu đường loại 1.5: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị 4
Tiến hành xét nghiệm để kiểm tra bệnh tiểu đường chính xác hơn

Một số các xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán các loại đái tháo đường bao gồm:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương: Tiến hành trong khi đói và nên làm sau khi người bệnh ăn ít nhất khoảng 8 tiếng.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường miệng: Tiến hành sau khi người bệnh nhịn ăn ít nhất 8 tiếng hoặc 2 tiếng sau khi uống một loại dung dịch có chứa hàm lượng glucose cao.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Nó sẽ được thực hiện để kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân và không cần phải nhịn ăn.

Hướng dẫn điều trị đái tháo đường loại 1.5

Đái tháo đường xuất hiện là do cơ thể không thể sản xuất đầy đủ insulin. Bệnh này sẽ khởi phát từ từ nên bệnh nhân có thể điều trị bằng các loại thuốc uống dành cho người bị tiểu đường loại 2 ở giai đoạn đầu tiên. Cơ thể bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường loại 1.5 sẽ có các kháng thể thường hiện diện giống như người bị đái tháo đường loại 1.

Nếu cơ thể sản xuất insulin chậm, bệnh nhân cần phải bổ sung insulin để kiểm soát tình trạng của bệnh. Đây cũng là lý do những bệnh nhân bị đái tháo đường loại 1.5 thường phải sử dụng insulin trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.

Tóm lại, bệnh tiểu đường loại 1.5 sẽ có các biểu hiện không rõ ràng nhưng vẫn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên thăm khám sức khỏe thường xuyên và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng các thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho người mắc bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin