Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh trĩ nội được phân thành nhiều cấp độ dựa trên giai đoạn phát triển của bệnh. Giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội là trĩ nội độ 1, giai đoạn tiếp theo là trĩ nội độ 2. Vậy trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?
Trĩ nội độ 2 là giai đoạn phát triển thứ 2 của bệnh trĩ, sau giai đoạn đầu tiên là trĩ nội độ 1. Lúc này, búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn hơn, có thể thò ra khỏi hậu môn rồi lại tự co vào trong. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thực chất cũng đều là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng bị giãn quá mức dẫn đến phình to ra tạo thành búi trĩ. Trĩ nội là các búi trĩ nằm phía trên 1/3 đường lược hậu môn. Đường lược hậu môn là một nếp gấp có hình răng lược nằm trong ống hậu môn, chia ống hậu môn thành 1/3 trên và 2/3 dưới. Nếu búi trĩ xuất hiện ở vị trí 2/3 Dưới đường lược, bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại.
Ban đầu, khi mới hình thành, búi trĩ có kích thước rất nhỏ. Và vì vị trí nằm ở phía trên đường lược nên búi trĩ nằm trọn vẹn bên trong hậu môn trực tràng mà không bị lòi ra ngoài. Đây là bệnh trĩ nội giai đoạn đầu hay còn gọi là trĩ nội độ 1. Đến giai đoạn trĩ nội độ 2, búi trĩ phát triển lớn hơn, sẽ bị lòi ra ngoài mỗi khi người bệnh đại tiện. Điều đặc biệt là sau đó búi trĩ lại tự động co lại vào bên trong hậu môn.
Bệnh trĩ nội độ 2 nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4. Trĩ độ 4 là tình trạng nặng nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ sa ra ngoài ngay cả khi ngồi xổm, hắt hơi, ho, đi lại nhiều,... Điều này gây đau đớn và bất tiện rất nhiều cho người bệnh. Vì vậy, nếu không phát hiện được bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1, tốt nhất hãy chữa trị nó ở giai đoạn 2.
Quay trở lại với câu hỏi trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không, các bác sĩ thường đưa ra góc nhìn đa chiều như sau:
Nếu tính tại thời điểm phát hiện trĩ nội độ 2, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Búi trĩ thi thoảng lòi ra ngoài có thể khiến người bệnh lo lắng, mất tập trung. Một số trường hợp người bệnh bị táo bón dài ngày, chất thải quá rắn cọ xát vào búi trĩ mỗi lần đi vệ sinh có thể gây chảy máu. Khi búi trĩ chảy máu nhưng không được vệ sinh sạch sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu bệnh trĩ nội độ 2 không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển lên độ 3, độ 4. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu nhiều đau đớn, bất tiện hơn. Đặc biệt, bệnh trĩ mức độ nặng có nguy cơ biến chứng chảy máu thành tia, nhiễm trùng búi trĩ, hoại tử búi trĩ,...
Đây là lý do mỗi chúng ta cần biết cách nhận biết bệnh trĩ nội độ 2 từ những triệu chứng đầu tiên. Ở bệnh nhân trĩ nội độ 2, khi đại tiện búi trĩ bị kéo ra ngoài nên rất dễ bị trầy xước và chảy máu. Người bệnh có thể quan sát thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân.
Lúc đại tiện, búi trĩ thò ra ngoài nên người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy cục thịt thừa ở ngoài hậu môn. Cục thịt thừa này sau đó lại tự co vào bên trong. Khác với bệnh nhân trĩ độ 1, khi bệnh tiến triển lên độ 2, người bệnh sẽ thấy hậu môn thường xuyên ẩm ướt hơn, dịch nhầy nhiều hơn. Búi trĩ dễ bị sưng tấy hay viêm nhiễm nên người bệnh có cảm giác đau khá rõ ràng. Có thể thấy, trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không phụ thuộc vào cách mà bạn xử lý nó.
Nếu như trĩ nội độ 1 chỉ cần điều trị nội khoa thì cách điều trị trĩ nội độ 2 có thể bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa tùy tình trạng bệnh. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh cần luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ búi trĩ và hậu môn. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ sưng viêm và nhiễm trùng. Ngoài rửa theo cách thông thường, nhiều người còn xông hậu môn hoặc ngâm hậu môn với các loại nước lá cũng rất tốt.
Trong điều trị nội khoa, tùy mức độ và triệu chứng bệnh, các bác sĩ có thể tư vấn người bệnh dùng thuốc điều trị triệu chứng, thuốc chống táo bón hay thuốc chống nhiễm trùng như:
Trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không thì bạn cũng cần chữa dứt điểm càng sớm càng tốt. Nếu điều trị trĩ nội độ 2 bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh trĩ có dấu hiệu trở nặng và tái phát thường xuyên, người bệnh có thể cần được điều trị bằng ngoại khoa. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại khoa có thể kể đến như:
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh trĩ. Tuy nhiên, để căn bệnh này không tái phát, người bệnh cần thay đổi lối sống ít vận động, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước mỗi ngày. Vì đây là những việc đơn giản nhưng hiệu quả góp phần đẩy lùi bệnh trĩ.
Xem thêm: Uống oresol hàng ngày có tốt không? Cách sử dụng đúng và an toàn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.