Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm mũi là một phản ứng thường xảy ra khi mũi tiếp xúc với các chất kích thích hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng của viêm mũi có thể bao gồm sưng, ngứa, hắt hơi và đôi khi đau mũi. Cùng Long Châu tìm hiểu viêm mũi dị ứng nên ăn gì nhé!
Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ảnh hưởng từ thời tiết, một số loại thực phẩm cũng có thể làm tăng phản ứng dị ứng. Vậy người mắc viêm mũi dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Viêm mũi dị ứng là một trạng thái khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với các chất gần như vô hại như phấn hoa. Hệ thống miễn dịch ở người bình thường tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ đối với những thành phần này, dẫn đến tình trạng viêm sưng và kích thích niêm mạc mũi, mắt và các xoang.
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm và sưng do phản ứng dị ứng với các tác nhân nội và ngoại vi như khói, bụi, lông động vật, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ và áp suất không khí. Bệnh thường phổ biến ở nhóm tuổi từ 21 - 30 và gây ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, công việc, hoạt động thể thao và giải trí của người bị ảnh hưởng.
Các thực phẩm có lợi cho người bị viêm mũi dị ứng bao gồm:
Gừng và các chiết xuất từ gừng có tác dụng chữa bệnh, bao gồm chống buồn nôn, giảm đau và chống viêm. Chất chống viêm có trong gừng cũng giúp đối phó với chứng dị ứng.
Vitamin C ức chế trực tiếp các tế bào viêm giải phóng histamine. Đồng thời, nó giúp phá vỡ histamine đã được tiết ra, làm giảm triệu chứng dị ứng.
Tiến sĩ Galowitz, một nhà dị ứng/nhà miễn dịch học tại ENT & Allergy Associates ở Somerset, New Jersey, trả lời câu hỏi người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì thì nên ăn ớt chuông, cải Brussels, bông cải xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, kiwi, đu đủ, xoài và bưởi hồng.
Nhờ các thành phần như curcumin, chất chống viêm và chống dị ứng, nghệ giúp ức chế giải phóng histamine từ các tế bào mast.
Hành tây, bắp cải, ớt, quả mọng và táo chứa quercetin, một hợp chất thực vật tự nhiên giảm các triệu chứng dị ứng mũi. Quercetin hoạt động như chất kháng histamine tự nhiên bằng cách ổn định các tế bào mast, có thể làm giảm histamine, từ đó giảm triệu chứng dị ứng.
Các loại thực phẩm giàu quercetin khác như nho, trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, măng tây và trà xanh.
Cá béo như cá hồi, cá mòi và cá thu có thể giúp chống lại chứng viêm dị ứng nhờ axit béo omega-3. Những chất béo này giúp ổn định màng tế bào, làm cho chúng giải phóng histamine ít hơn khi chất gây dị ứng xuất hiện. Các loại thực phẩm giàu omega-3 khác chống viêm bao gồm quả óc chó và hạt lanh.
Probiotics, những vi khuẩn có ích sống trong ruột, có tác dụng chống viêm và chống dị ứng. Sữa chua, kefir, dưa cải bắp và kim chi đều là những nguồn cung cấp men vi sinh tốt.
Một nghiên cứu ở Italy cho thấy trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi bị viêm mũi dị ứng uống sữa lên men chứa lợi khuẩn Lactobacillus casei trong 12 tháng ít có các triệu chứng dị ứng hơn so với trẻ uống giả dược.
Cà chua chứa nhiều vitamin C và lycopene, một chất chống oxi hóa khác giúp giảm viêm. Lycopene cũng tìm thấy trong các loại thực phẩm màu đỏ và hồng khác như dưa hấu và bưởi hồng.
Khi mắc viêm mũi dị ứng, có một số thực phẩm nên kiêng để tránh làm gia tăng tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát, bao gồm:
Gia vị cay như tiêu, ớt, sẽ kích thích và làm gia tăng các triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi, và tăng tiết dịch nhầy trong xoang mũi. Thêm vào đó, thực phẩm cay cũng có thể tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ảnh hưởng xấu tới thực quản và hệ hô hấp. Vì vậy, người mắc viêm xoang mũi dị ứng cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này để không làm trầm trọng tình hình bệnh.
Các thực phẩm có tính lạnh, đặc biệt là hải sản, có thể làm tăng phản ứng dị ứng trong trường hợp viêm xoang mũi dị ứng, ví dụ như tôm, cua, mực, ốc. Thịt mỡ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới cổ họng. Thêm vào đó, thịt gà đã được chứng minh có khả năng làm gia tăng triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, nên tránh uống nước lạnh và ăn các thực phẩm ướp lạnh, kem đá, vì chúng có thể kích thích cổ họng, gây co thắt phế quản, ho và tăng tiết dịch nhầy.
Người mắc viêm xoang mũi dị ứng cần tránh những thực phẩm gây ngứa cổ họng, kích thích và làm gia tăng triệu chứng viêm mũi dị ứng. Các thực phẩm đó bao gồm các loại hạt (dưa, bí, lạc), thịt bò (có hàm lượng protein cao và dễ gây kích thích dị ứng), và các thực phẩm khác như côn trùng, nấm, đào, cần tây.
Sữa là một loại thực phẩm nên tránh đối với người bị dị ứng nói chung và viêm xoang mũi dị ứng nói riêng. Sữa chứa một số chất có thể làm tăng tiết chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Hy vọng bài viết của Long Châu đã trả lời được câu hỏi viêm mũi dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì. Hãy có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng nhé.
Xem thêm: Viêm mũi dị ứng có nâng mũi được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...