Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí khi bị chuột cắn

Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Tìm hiểu ngay cách xử lý vết cắn của chuột, khi nào cần tiêm phòng dại và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đừng chủ quan, hãy đọc bài viết để trang bị kiến thức cần thiết!

Chuột là loài động vật phổ biến, nhưng chúng cũng có thể là nguồn lây bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh dại. Bị chuột cắn, dù là chuột nhà hay chuột đồng, đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh. Vậy khi bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí vết cắn như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng khi bị chuột cắn

Vết cắn của chuột trông giống như một vết đâm nhỏ hoặc vết cắt nhỏ. Chuột cắn thường dẫn đến nhiễm trùng. Các triệu chứng sốt do chuột cắn thường bắt đầu trong vòng 3 đến 10 ngày sau khi bị chuột cắn. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp khi bị chuột cắn:

  • Đau;
  • Sốt;
  • Đỏ;
  • Sưng tấy;
  • Nôn mửa;
  • Nhức đầu;
  • Thoát mủ;
  • Đau khớp;
  • Phát ban ở tay và chân (thường từ 2 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt).
Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí khi bị chuột cắn 1
Cảm giác đau khi bị chuột cắn

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như cân nhắc việc bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không. Hãy nhớ rằng, việc điều trị sớm sẽ giúp tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.

Chuột có thể mang bệnh dại không?

Chuột có thể mang bệnh dại nhưng cực kỳ hiếm. Có rất ít trường hợp chuột nhiễm bệnh dại được ghi nhận. Ngoài ra, vẫn chưa biết liệu chúng có thể truyền nó sang người hay không. Tương tự với chuột đồng, chuột lang, sóc chuột, chuột cống và thỏ rừng cũng vậy.

Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên khám sức khoẻ ngay lập tức nếu bị loài gặm nhấm hoặc động vật hoang dã cắn. Vậy bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không?

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không?

Thông thường, không cần tiêm phòng dại khi bị chuột cắn. Chuột và các loài gặm nhấm khác không được coi là động vật mang virus dại. Hiện tại chưa có trường hợp nào được ghi nhận là virus dại lây truyền từ chuột sang người.

Tuy nhiên, để giúp đảm bảo an toàn bạn nên:

  • Rửa sạch vùng vết thương bằng nước sạch, xà phòng.
  • Sát trùng vùng vết thương bằng cồn hay dung dịch sát trùng.
  • Theo dõi vết thương trong vòng 10 ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng, đỏ, đau, sốt, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là nếu bạn chưa từng tiêm hoặc đã tiêm quá lâu.
Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí khi bị chuột cắn 3
Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không?

Lưu ý nếu bị cắn bởi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài ăn thịt như chó, mèo, cáo, dơi... bạn cần tiêm phòng dại ngay lập tức để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Ghi nhớ thời gian và tình huống xảy ra vết cắn: Cung cấp thông tin chi tiết này cho bác sĩ để họ có thể đánh giá nguy cơ và quyết định có cần tiêm phòng bệnh dại hay không.
  • Quan sát hành vi của động vật: Nếu có thể, theo dõi hành vi của động vật cắn bạn. Nếu động vật có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh, hãy báo ngay cho cơ quan y tế địa phương.
  • Tiêm phòng dại: Nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao hoặc có tiếp xúc thường xuyên với động vật hoang dã, hãy xem xét việc tiêm phòng dại trước để bảo vệ sức khỏe.

Việc phòng ngừa và xử lý kịp thời khi bị cắn bởi bất kỳ loài động vật nào là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Các bước sơ cứu khi bị chuột cắn

Có một số bước cần thực hiện ngay sau khi bạn hoặc người khác bị chuột cắn:

  • Phòng ngừa và bảo vệ cá nhân: Nếu bạn đang giúp đỡ người khác bị chuột cắn, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung và đeo thiết bị bảo vệ cá nhân nếu có.
  • Kiểm soát chảy máu: Bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng gạc hoặc khăn giấy sạch.
  • Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm, đảm bảo làm sạch bên trong vết thương. Đảm bảo rửa sạch hết xà phòng, nếu không sẽ gây kích ứng sau đó.
  • Che vết thương: Bằng băng sạch, khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương trước khi che.
  • Bỏ vật dụng trên người: Nếu vết thương ở ngón tay, hãy tháo hết nhẫn ở ngón tay bị thương để đề phòng trường hợp ngón tay bị sưng.
  • Bẫy chuột: Cố gắng bẫy loài gặm nhấm sau vết cắn. Bằng cách này, chuyên gia y tế có thể kiểm tra sau nếu cần, để xác định xem con vật có bị nhiễm trùng hay không.
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: Theo dõi vết thương để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như đỏ, sưng, nóng, đau hoặc có mủ. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí khi bị chuột cắn 4
Kiểm soát chảy máu khi bị chuột cắn

Đối với những trường hợp sốt do chuột cắn thì luôn phải được sự tư vấn từ bác sĩ điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời, sốt do chuột cắn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Sốt do chuột cắn là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng thường gây hại cho con người. Vi khuẩn S. moniliformis được tìm thấy ở chuột Mỹ có liên quan đến phát ban và các triệu chứng giống cúm. Vi khuẩn S. minus được tìm thấy ở chuột châu Á có thể gây sưng hạch bạch huyết và kích ứng xung quanh vết thương. Cả hai loại vi khuẩn đều gây ra nhiễm trùng có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Rất may, tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh. Tránh tiếp xúc với chuột bất cứ khi nào có thể là cách phòng ngừa tốt nhất, nhưng nếu bạn thấy mình bị cắn, trầy xước hoặc thậm chí tiếp xúc với chuột, hãy liên hệ ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Kháng sinh có thể được sử dụng khi bị sốt do chuột cắn như:

  • Amoxicilin;
  • Penicillin;
  • Erythromycin;
  • Doxycycline.

Người bệnh bị sốt do chuột cắn ở mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim có thể được dùng penicillin liều cao và thuốc kháng sinh streptomycin hoặc gentamicin.

Bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không? Cách xử trí khi bị chuột cắn 2
Nếu bị chuột cắn, để đảm bảo an toàn, nên thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên

Mặc dù chuột không phải là động vật mang virus dại, nhưng vết cắn của chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi bị chuột cắn, bạn cần xử lý vết thương đúng cách bằng cách rửa sạch, sát trùng, theo dõi tình trạng vết thương và đến gặp bác sĩ để được cân nhắc khi bị chuột cắn có nên tiêm phòng dại không. Hãy nhớ rằng, việc phòng ngừa luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy giữ gìn vệ sinh môi trường sống, diệt trừ chuột, cất giữ thức ăn cẩn thận để tránh bị chuột cắn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin