Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Xử lý thế nào?

Ngày 21/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây!

Bị đau ở cổ họng bên phải thường xuất hiện khi có vấn đề về đường hô hấp trên, gây không thoải mái và phiền toái cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Long Châu để biết thêm về những nguyên nhân dẫn đến đau họng bên phải!

Bị đau ở cổ họng bên phải là gì?

Cảm giác đau ở vùng cổ họng bên phải là khi cảm thấy đau và ngứa khó chịu ở đó, đặc biệt khi nói hoặc nuốt. Nguyên nhân có thể là do tổn thương tại niêm mạc họng hoặc từ các cơ quan lân cận ảnh hưởng đến khu vực này.

Các dấu hiệu của bệnh đau ở cổ họng bên phải

Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau, đau ở cổ họng bên phải có thể đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bị có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Phần họng bên bị tổn thương sẽ trở nên đỏ và sưng phình, cảm giác đau sẽ tăng lên.
  • Cảm giác ngứa rát ở phần họng bên bị ảnh hưởng.
  • Cảm giác khó chịu khi nuốt, thậm chí có thể gặp khó khăn và đau khi nuốt, khiến người bệnh không có cảm giác muốn ăn uống.
  • Có dấu hiệu kích thích ở đường hô hấp như ho, thường là ho khan hoặc có đờm màu trắng, cũng như cảm giác hắt hơi.
  • Một số ít trường hợp có thể gặp tình trạng chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi hoặc có máu trong đờm.
Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Xử lý thế nào? 1
Bị đau ở cổ họng bên phải có biểu hiện gì?

Nguyên nhân gây đau ở cổ họng bên phải

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bạn bị đau ở cổ họng bên phải:

Chảy dịch mũi sau

Chảy nước mũi sau thường xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng. Với tình trạng này, các tuyến trong mũi và họng tạo ra nhiều chất nhầy hơn, làm cho chúng tích tụ lại và không thoát ra ngoài được, dẫn đến việc chảy xuống họng.

Sự chảy nước liên tục có thể gây kích thích và làm đau họng, tạo cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi bạn đã ngủ với đầu nghiêng.

Để làm giảm triệu chứng của chảy nước mũi sau, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi như pseudoephedrine (Sudafed).

Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Xử lý thế nào? 2
Chảy dịch mũi sau có thể dẫn đến đau cổ họng bên phải

Viêm amidan

Amidan là một tuyến bạch huyết hình tròn nằm phía sau 2 bên của họng, gần lưỡi. Viêm amidan xảy ra khi tuyến này bị vi khuẩn hoặc virus tấn công.

Các triệu chứng của viêm amidan thường bao gồm sốt, đau ở họng phải, ngứa họng, khó nuốt, khó thở và ho khan. Nếu vi khuẩn gây ra bệnh, có thể gây ra ho có đờm màu vàng hoặc xanh.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm amidan do virus sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Điều này có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng thuốc giảm đau không cần đơn hoặc súc miệng hàng ngày bằng nước muối.

Nếu viêm amidan do vi khuẩn, điều trị cần sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp trong khoảng 7 - 10 ngày, theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm tấy quanh amidan, áp xe quanh amidan

Viêm nang amidan hoặc áp xe amidan là tình trạng viêm nhiễm khi có một lớp mủ xuất hiện phía sau amidan. Thường xảy ra sau viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là ở trẻ và thanh thiếu niên. Các triệu chứng phổ biến của viêm nang hoặc áp xe amidan bao gồm:

  • Đau mạnh ở một bên cổ họng, kèm theo khó nuốt, khó nói, và khàn tiếng.
  • Sốt cao từ 39 - 40oC, liên tục.
  • Chán ăn uống, cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng góc hàm phía bên đang bị viêm/áp xe.
  • Đau tai ở bên bị viêm họng.
  • Hơi thở có mùi và có thể có chảy nước dãi.

Viêm nang amidan hoặc áp xe amidan cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh gây cản trở đến hô hấp. Bác sĩ có thể sử dụng kim hoặc thực hiện một vết cắt nhỏ để dẫn mủ ra ngoài, và kê thêm kháng sinh để điều trị sau khi vết mủ được làm sạch.

Loét miệng

Loét miệng là những vết tổn thương nhỏ xuất hiện trong miệng, thường ở bên trong má, phía trên và dưới lưỡi, bên trong môi hoặc phía sau họng. Các vết loét thường có hình dạng tròn, viền đỏ và tâm màu trắng hoặc vàng.

Khi một vết loét xuất hiện ở góc nào đó trong họng, có thể gây đau ở cổ họng bên phải, cùng với cảm giác nuốt khó khăn và đau rát khi nuốt. Hầu hết các vết loét có thể tự lành trong khoảng 2 tuần và có thể hồi phục nhanh hơn nếu sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày.

Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Xử lý thế nào? 3
Loét miệng thường gây ra đau cổ họng dữ dội

Sưng hạch bạch huyết

Các tế bào bạch huyết giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi chúng sưng lên cảnh báo cho biết cơ thể đang gặp vấn đề như nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.

Nếu các hạch bạch huyết ở góc hàm, dưới cằm, dưới lưỡi hoặc một bên cổ sưng lên, có thể gây đau ở cổ họng bên phải. Nguyên nhân có thể là do viêm amidan, viêm họng, viêm lợi hoặc đau răng ở một bên. Khi điều trị chữa khỏi nguyên nhân ban đầu gây viêm nhiễm, các hạch bạch huyết sẽ giảm sưng và triệu chứng đau ở cổ họng bên phải sẽ được giải quyết.

Đau dây thần kinh hầu họng và dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh hầu họng và đau dây thần kinh sinh ba là hai bệnh lý không phổ biến với triệu chứng đau cơn, đột ngột và mạnh mẽ xung quanh các vùng như ống tai, lưỡi, amidan, hàm hoặc một bên của khuôn mặt.

Đau dây thần kinh hầu họng thường xảy ra ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi, đau tăng khi nuốt và thường chỉ kéo dài trong vài giây đến vài phút. Trong khi đó, đau dây thần kinh sinh ba thường xuất hiện ở một bên của mặt, xung quanh miệng, đau dữ dội theo cơn và tăng đau khi tiếp xúc nhẹ vào vùng mặt.

Cả hai tình trạng này thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thần kinh như carbamazepine (Tegretol), gabapentin (Neurontin) hoặc pregabalin (Lyrica).

Áp xe răng hoặc nhiễm trùng

Áp xe răng là nguyên nhân gây đau một bên họng là vì nó là một tập hợp chứa mủ do nhiễm vi khuẩn, thường được hình thành ở đầu chân răng, theo các chuyên gia sức khỏe. Nó có thể gây ra cảm giác đau đớn dữ dội ở xương hàm, tai và một bên mặt.

Bị đau ở cổ họng bên phải có sao không? Xử lý thế nào? 4
Áp xe răng hoặc nhiễm trùng cũng dẫn đến đau ở cổ họng bên phải

Các hạch bạch huyết quanh cổ và họng cũng có thể bị sưng và gây đau một bên họng. Bạn có thể cảm thấy đau ở cổ họng bên phải hoặc trái tùy vào phía nào bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu khác cho thấy răng bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh;
  • Cảm thấy đau khi nhai;
  • Sốt;
  • Sưng ở mặt hoặc má;
  • Sưng hạch bạch huyết dưới hàm hoặc ở cổ.

Nhiễm trùng răng khôn là tình trạng phổ biến nhất. Răng khôn mọc ở phía sau cùng của hàm và thường không đủ không gian để phát triển bình thường nên rất khó để vệ sinh, dẫn đến việc chúng dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, răng khôn bị nhiễm trùng có thể gây đau, sưng hàm và gây khó khăn cho việc mở miệng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Đau họng bên phải ở giai đoạn đầu thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng lại gây khó chịu khi nuốt đau và cản trở việc ăn uống. Một số trường hợp có thể dẫn đến khàn tiếng hoặc mất tiếng, gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, đau họng bên phải cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như viêm amidan, áp xe quanh amidan,... có thể gây ra khó thở, suy hô hấp hoặc nhiễm trùng toàn thân nếu không được điều trị kịp thời.

Các cách chẩn đoán bệnh đau ở cổ họng bên phải

Các bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh, thời gian bắt đầu phát hiện bệnh, các dấu hiệu đi kèm và yêu cầu thực hiện một số kiểm tra gần lâm sàng để giúp xác định bệnh như sau:

  • Nội soi tai mũi họng: Để phát hiện các vấn đề không bình thường ở mũi, amidan hoặc họng,...
  • Xét nghiệm máu: Để tìm kiếm nguyên nhân của bệnh, có thể do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra.
  • Xét nghiệm dịch họng: Để giúp đặt chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh.

Bị đau ở cổ họng bên phải có thể là biểu hiện chưa đáng lo ngại, vì hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngày càng nặng hơn trong nhiều tuần, hãy đến ngay các cơ sở Y tế để khám và nhận được những tư vấn cụ thể đối với tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm