Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đứt gân ngón tay cần được xử lý kịp thời để tránh đau đớn và biến chứng. Nếu không được điều trị sớm, chức năng vận động của ngón tay có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Nếu chưa biết đứt gân ngón tay để lâu có sao không, bạn nên đọc ngay bài viết này.
Gân ngón tay đảm bảo khả năng vận động linh hoạt của các ngón tay. Nếu gân bị đứt, hoạt động của ngón tay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Càng để lâu, người bệnh càng đau đớn và khả năng phục hồi chức năng ngón tay sẽ giảm. Vậy đứt gân ngón tay để lâu có sao không và nên chữa trị bằng cách nào?
Gân là những sợi có cấu trúc dai, màu trắng sáng, nằm giữa xương và cơ. Khi một nhóm cơ co lại, gân sẽ kéo theo xương nhất định. Cơ chế này giúp các bộ phận trên cơ thể con người có thể vận động theo ý muốn. Nhóm gân hoạt động nhiều nhất trên cơ thể con người là gân chân và gân tay. Gân tay trải dài suốt từ khớp vai, cánh tay, bàn tay đến ngón tay.
Trên bàn tay của chúng ta, gân được chia thành hai nhóm:
Đứt gân tay mặc dù không phổ biến như các tổn thương phần mềm ở ngón tay nhưng vẫn có thể xảy ra. Đứt gân là tình trạng gân bị đứt một phần hay đứt lìa hoàn toàn, nghiêm trọng hơn bong gân ngón tay. Nếu không được chữa trị kịp thời, gân ngón tay có thể mất chức năng vĩnh viễn.
Trước khi giải đáp thắc mắc đứt gân ngón tay để lâu có sao không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến gân ngón tay bị đứt. Theo các bác sĩ, đứt gân ngón tay có thể do các nguyên nhân như:
Khi gân ngón tay bị đứt, việc đầu tiên nên làm là đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý. Đứt gân có thể được điều trị bằng nẹp cố định ngón tay hoặc phẫu thuật nối gân. Nếu điều trị sớm và đúng cách, chức năng của gân có thể được phục hồi hoàn toàn.
Ngược lại, nếu để quá lâu, tại vị trí gân đứt kèm tổn thương xương và phần mềm sẽ bị viêm nặng hơn dẫn đến hoại tử ngón tay. Khi đã có dấu hiệu vết thương hoại tử, khả năng phải cắt bỏ một phần mô mềm hay ngón tay là rất cao. Đứt gân để lâu ngay cả khi nối lại cũng khó phục hồi hoàn toàn. Khi đó, khả năng vận động tinh của ngón tay sẽ bị hạn chế đáng kể.
Đứt gân ngón tay để lâu có sao không? Theo các bác sĩ, điều này thực sự nguy hiểm. Không những làm giảm khả năng phục hồi, chữa trị muộn còn làm tăng nguy cơ biến chứng.
Sau khi bệnh nhân đến cơ sở y tế thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị đứt gân như:
Khi một hay nhiều gân ngón tay bị đứt khiến ngón tay không thể cử động bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang bàn tay hoặc cẳng tay để phát hiện các tổn thương đi kèm. Phẫu thuật nối gân tuy không phải phẫu thuật khẩn cấp nhưng nên tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 3 ngày sau khi đứt gân. Các sợi gân bị đứt nếu để càng lâu thì càng có nhiều sẹo ở vết đứt khiến gân không thể phục hồi hoàn toàn sau khi nối.
Trong trường hợp gân bị đứt do vết thương, vết thương sẽ được làm sạch. Sau đó bác sĩ sẽ rạch vết thương lớn hơn để khâu lại hai đầu gân bị đứt. Vết mổ sau đó sẽ được đóng lại bằng các mũi khâu và một thanh nẹp cứng sẽ bảo vệ ngón tay. Nẹp có tác dụng hạn chế cử động của ngón tay, bảo vệ gân mới nối. Thông thường, phẫu thuật nối gân duỗi mất khoảng 30 phút, phẫu thuật nối gân gấp mất từ 45 - 60 phút. Nếu đứt gân kèm các tổn thương khác cần sửa chữa, thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn.
Đứt gân ngón tay để lâu có sao không? Khi để lâu, hai đầu gân bị đứt quá sờn nên bác sĩ không thể phẫu thuật nối gân. Lúc này, ghép gân là biện pháp thay thế. Bác sĩ sẽ phải tách lấy gân từ một ngón tay khỏe mạnh để gắn vào ngón tay bị tổn thương.
Sau khi ghép gân, người bệnh cần dùng nẹp cố định từ 1 - 2 tháng để liền gân. Sau khi tháo nẹp, người bệnh cần tập vật lý trị liệu từ 5 - 6 tháng để tránh cứng khớp ngón tay và phục hồi khả năng vận động của ngón tay.
Song song với các biện pháp ghép gân hay nối gân, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngừa uốn ván, dùng thuốc kháng viêm để phòng ngừa nhiễm trùng và dùng thuốc giảm đau để người bệnh thấy dễ chịu hơn. Để việc điều trị đứt gân ngón tay hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:
Đứt gân ngón tay để lâu có sao không? Hy vọng qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Ngón tay là một trong những cơ quan vận động nhiều nhất trên cơ thể nên khó tránh khỏi chấn thương. Khi không may có chấn thương đứt gân, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời bạn nhé!
Xem thêm: Bị đứt gân ngón tay bao lâu thì khỏi?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.