Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không?

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ

Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các nguyên nhân gây táo bón và cách giảm táo bón trong thai kỳ qua bài viết dưới đây nhé!

Táo bón là tình trạng không còn xa lạ trong đời sống với chúng ta gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm rằng liệu thường xuyên bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai sớm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!

Nguyên nhân gây táo bón

Thông thường, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón, được chia thành 2 nhóm chính sau:

Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát: Thường là các hoạt động từ trong đường ruột hay rối loạn chức năng sàn chậu hoặc một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như nứt hậu môn, trĩ,…

Nguyên nhân gây táo bón thứ phát: Do lối sống sinh hoạt, chủ yếu là liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học như ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, nạp quá nhiều chất béo,… Ngoài ra, còn một số lí do khác gây ra táo bón như:

  • Thuốc: Các loại kháng sinh có thể gây táo bón, khó đi tiêu do tác dụng phụ của chúng.
  • Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây táo bón bởi điều này làm mất đi phản xạ và áp lực tống phân của trực tràng. Nhịn đại tiện thường xuyên cũng làm mất cảm giác buồn đi ngoài, dẫn đến táo bón.
  • Mang thai: Vấn đề táo bón cũng hay xảy ra với mẹ bầu ở những tháng đầu thai kỳ.
Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? 1
Táo bón có thể do giảm nhu động ruột hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ

Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không?

Phụ nữ khi mang thai sẽ đối mặt với những thay đổi cả về tâm lý lẫn sinh lý trong cơ thể. Trong đó, tình trạng táo bón cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở thai phụ xuyên suốt cả các giai đoạn của thai kỳ.

Nguyên nhân của việc táo bón thường là do sự tăng cao nồng độ hormone progesterone có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Bởi sự tăng lên của hormone này trong cơ thể sẽ làm quá trình tiêu hóa thức ăn ở thai phụ bị chậm lại và nhu động ruột cũng bị giảm đáng kể, dẫn đến việc bị táo bón.

Chính vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo bà bầu nên bổ sung đủ lượng nước theo khuyến cáo để hạn chế tình trạng táo bón cũng như các biến chứng có thể xảy ra nếu vấn đề này vẫn tiếp tục tái diễn.

Vậy để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không bên trên thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy không xuất hiện ở tất cả các thai phụ nhưng táo bón vẫn nên được cân nhắc là một dấu hiệu của việc mang thai.

Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? 2
Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không?

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?

Táo bón nói chung là một dấu hiệu thể hiện sự bất thường của cơ thể. Tuy chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này ở cả mẹ và bé nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thai phụ bị táo bón thường có cảm giác chướng bụng và khó chịu vì không tống được các chất thải bên trong cơ thể. Cộng thêm tình trạng buồn nôn, ốm nghén, sản phụ sẽ dễ có tâm lý chán ăn hoặc ăn không ngon. Việc bổ sung không đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Các bệnh lý về đường tiêu hóa

Bên cạnh cảm giác bất tiện, khó chịu khi đi tiêu, táo bón ở thai phụ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý tiêu hóa như trĩ, nứt hậu môn, viêm trực tràng hay nặng hơn là nhiễm khuẩn tại ruột kết.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tình trạng táo bón ở thai phụ vô tình làm tích tụ các chất độc tại ruột, hấp thụ ngược lại vào máu, có thể gây ra nhiễm độc mãn tính. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ.

Nguy cơ sinh non, sảy thai

Việc cố rặn mỗi khi đại tiện dễ tác động đến sự co thắt ở tử cung, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí sảy thai. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở 3 tháng đầu thai kỳ với nguy cơ sảy thai là khá cao.

Phương pháp giảm táo bón cho bà bầu

Táo bón không chỉ gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc trang bị kiến thức về các biện pháp giảm táo bón nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé là điều hoàn toàn cần thiết.

Mẹ bầu có thể thực hiện một vài thay đổi trong lối sống giúp hỗ trợ giảm tình trạng táo bón:

  • Uống nhiều nước: Lời khuyên cho mẹ bầu là cố gắng bổ sung nhiều nước nhất có thể, trung bình 3 lít nước mỗi ngày, tương đương 10 - 12 ly nước. Nguồn nước có thể không chỉ là nước lọc mà còn là nước trái cây, nước canh,…
  • Chăm chỉ rèn luyện thể lực: Thai phụ có thể tham gia các hoạt động thể lực như đi bộ, bơi lội, tập yoga,…để tăng sự co bóp của nhu động ruột, giúp giảm táo bón. Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện của cả mẹ và bé.
  • Tránh nhịn đại tiện: Thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày có thể giúp mẹ bầu giảm đáng kể nguy cơ bị táo bón hay bị trĩ. Mẹ bầu có thể thư giãn và hít thở sâu giúp cơ bụng được thư giãn, dễ dàng đi tiêu hơn.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Chế độ ăn giàu chất xơ luôn được các bác sĩ khuyến cáo để thai phụ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ đóng vai trò tăng các hoạt động tại nhu động ruột và hỗ trợ làm mềm khối chất thải, giúp cơ thể dễ dàng đào thải chất độc ra bên ngoài hơn.
Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? 3
Bổ sung đủ nước có thể giảm táo bón khi mang thai

Tóm lại, táo bón hoàn toàn có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Tình trạng này khá phổ biến trong giai đoạn thai kỳ nhưng nếu kéo dài quá dai dẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý một số biện pháp giảm táo bón nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con em mình.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn trả lời câu hỏi bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị đầy đủ kiến thức cho một thai kỳ thật an toàn và khỏe mạnh của mình nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin