Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm khuẩn hô hấp là một trong những vấn đề y tế phổ biến trên toàn cầu. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vậy nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là gì? Hướng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp ra sao? Tất cả sẽ được bật mí trong bản tin sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.
Nhiễm khuẩn hô hấp ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người mắc phải. Việc hiểu rõ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cũng như tác nhân gây bệnh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị cũng như bệnh. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có cái nhìn tổng quan về nhiễm khuẩn hô hấp bạn nhé.
Trong lĩnh vực y tế, nhiễm khuẩn hô hấp là một vấn đề khá phổ biến. Nhiễm khuẩn hô hấp đồng nghĩa với việc cơ quan hô hấp đang bị tổn thương mà tác nhân gây nên những tổn thương này chính là vi khuẩn hoặc virus.
Nhiễm khuẩn hô hấp được chia thành hai loại chính bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Cụ thể:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng bệnh lý có sự đa dạng về mức độ và triệu chứng. Trên thực tế, có những trường hợp nhẹ, chỉ gây cảm lạnh thông thường mà không cần can thiệp điều trị. Song cũng có những trường hợp nặng đòi hỏi sự can thiệp cấp cứu, chẳng hạn như viêm thanh quản.
Các bệnh lý thuộc nhóm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang và viêm họng. Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên chính là virus cúm, nhưng cũng có thể gây biến chứng viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn hạ huyết khối và viêm phổi do cúm.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm các vấn đề như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi cộng đồng, áp xe phổi và các tình trạng nhiễm trùng đặc hiệu như nấm phổi và lao phổi.
So với các bệnh lý về tim mạch, ung thư hay nhiễm HIV thì nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra nhiều tác động nặng nề hơn. Một trong các loại nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đó là viêm phổi cộng đồng.
Một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến có thể kể đến như:
Hầu hết các trường hợp mắc viêm họng đều là do virus, song có một số ít trường hợp vi khuẩn là tác nhân gây nên tình trạng bệnh này. Viêm họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm họng hơn. Thời điểm gây viêm họng thường là mùa đông và mùa xuân. Tỷ lệ mắc bệnh hoàn toàn không phụ thuộc vào chủng tộc hay giới tính.
Khi bị viêm họng, người bệnh thường có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, ho khan hoặc ho ít đờm. Trẻ mắc viêm họng có thể có triệu chứng nôn và tiêu chảy.
Viêm họng có thể gây ra một số các biến chứng như áp xe khoảng bên họng, áp xe quanh amidan, viêm mũi xoang, viêm tai giữa và viêm thanh khí phế quản. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn GABHS có thể xảy ra biến chứng xa như thấp tim.
Viêm xoang hay viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc xoang mặt bị viêm gây ra bởi sự tắc nghẽn phức tạp trong hệ thống tai mũi họng. Viêm xoang được chia làm 2 loại chính bao gồm viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do virus đường hô hấp trên, trong khi cũng có sự góp phần của vi khuẩn H.influenzae, S. pneumoniae và Moraxella catarrhalis. Bên cạnh đó, một số yếu tố được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang bao gồm suy giảm miễn dịch, hen phế quản và polyp mũi.
Cùng với điều trị nguyên nhân, mục tiêu điều trị bệnh viêm xoang còn có kiểm soát nhiễm trùng, dẫn lưu mủ, giảm phù nề mô và duy trì sự thông thoáng xoang.
Viêm dây thanh quản cấp tính xảy ra khi niêm mạc của thanh quản bị viêm cấp tính do vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, các yếu tố như thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, trào ngược dạ dày - thực quản… cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
Viêm dây thanh quản cấp tính thường kéo dài trong khoảng thời gian chưa đầy 3 tuần với các biểu hiện như đau họng, sốt, khàn tiếng, khó nuốt…
Trên thực tế, căn bệnh này có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, việc can thiệp điều trị là rất cần thiết.
Công tác điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng như giảm đau, chống viêm, thông thoáng đường khí và khi có nhiễm khuẩn do vi khuẩn thì sử dụng thêm thuốc kháng sinh.
Viêm phế quản hiểu một cách đơn giản là xảy ra viêm nhiễm tại phế quản. Bệnh được chia làm 2 dạng chính đó là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
Tác nhân gây bệnh bao gồm virus (coronavirus, virus cúm, virus á cúm, rhinovirus) và vi khuẩn (chlamydophila pneumonia, mycoplasma pneumoniae và vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis.
Triệu chứng của viêm phế quản bao gồm ho có đờm hoặc không có đờm, đờm có màu vàng nâu hoặc màu xanh. Bên cạnh đó, người bệnh viêm phế quản còn có thể có các triệu chứng khác như đau họng, đau mỏi cơ, mệt mỏi, đau đầu và chảy nước mũi.
Tình trạng nhiễm khuẩn phổi xảy ra ngoài môi trường bệnh viện được gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Các triệu chứng của viêm phổi cộng đồng có thể tương tự như bệnh viêm phổi thùy, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi không điển hình.
Đặc điểm chung của bệnh là sự tích tụ chất đặc tại phổi và mô kẽ hoặc mờ phế nang trên phim X-quang.
Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng có thể là do virus, vi khuẩn, nấm hoặc một số tác nhân khác xong các nghiên cứu đã chỉ ra viêm phổi cộng đồng không liên quan đến vi khuẩn lao.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và biến chứng nặng không thể không kể đến như nghiện bia rượu, thường xuyên hút thuốc lá, tuổi cao, suy giảm hệ miễn dịch cùng sự hiện diện của một số bệnh lý nền như COPD, bệnh tim mạch, giãn phế nang, gù vẹo cột sống và biến dạng lồng ngực.
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp, bên cạnh việc khai thác tiền sử bệnh lý và thăm khám trên lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó, kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử là xét nghiệm được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này cho ra kết quả nhanh chóng đồng thời độ chính xác cao. Ngoài ra, kỹ thuật này còn có thể phát hiện được nhiều nguyên nhân gây bệnh tại nhiều mẫu bệnh phẩm khác nhau chẳng hạn như dịch đờm, dịch hầu họng và dịch mũi sau…
Về điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Điều này cho thấy việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng.
Song song với việc điều trị, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung nước để thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, những chia sẻ này có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo các bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.