Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng da do virus varicella-zoster gây ra. Một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh là bị thủy đậu có được tắm không? Nhiều người quan niệm rằng kiêng tắm sẽ giúp vết thương mau lành, tuy nhiên điều này có đúng?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em với triệu chứng đặc trưng là những nốt mụn nước ngứa ngáy trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh diễn tiến nặng gây ra biến chứng của bệnh thủy đậu. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh rất được chú trọng. Quan niệm dân gian cho rằng kiêng tắm sẽ giúp vết thương mau lành. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn bị thủy đậu có được tắm không. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đây chính là bài viết dành cho bạn!
Dân gian ta từ lâu đã lưu truyền quan niệm rằng khi bị thủy đậu, người bệnh nên kiêng tắm để tránh làm bệnh nặng thêm. Quan niệm này xuất phát từ quan điểm cho rằng nước lạnh sẽ làm các nốt mụn thủy đậu thêm lở loét và khiến bệnh kéo dài. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Việc kiêng tắm khi bị thủy đậu không chỉ không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe. Khi không được tắm rửa thường xuyên, mồ hôi và bụi bẩn sẽ bám trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng da. Các nốt mụn thủy đậu vốn đã ngứa ngáy. Khi da không được làm sạch sẽ càng khiến người bệnh khó chịu, dễ gãi làm vỡ các nốt mụn, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Theo quan điểm hiện đại, bị thủy đậu vẫn có thể tắm bình thường. Ngược lại với quan niệm dân gian, tắm rửa đúng cách khi bị thủy đậu lại mang đến rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, tắm giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn.
Làn nước thư giãn sẽ giúp loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn, loại bỏ môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, việc tắm còn giúp lỗ chân lông được thông thoáng, da được “thở”, hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương do thủy đậu gây ra.
Hơn nữa, việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ còn giúp giảm thiểu mùi hôi. Điều này tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người bệnh, giúp tinh thần họ được thư giãn, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục.
Tắm còn giúp điều hòa thân nhiệt, đặc biệt hữu ích đối với những người bị sốt do thủy đậu. Nước ấm sẽ giúp làm mát cơ thể, giảm cảm giác nóng sốt, mệt mỏi.
Tuy nhiên, có những trường hợp nên hạn chế tắm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ như:
Như đã phân tích trên đây thì bị thủy đậu có tắm được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, để việc tắm rửa mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh thủy đậu cần lưu ý một số điều sau:
Việc tắm đúng cách không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình tắm hoặc sau khi tắm, bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sốt cao, nổi mẩn đỏ, đau nhức, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Người lớn bị thủy đậu có được tắm không? Câu trả lời là có trong điều kiện sức khỏe cho phép và cần tắm đúng cách. Tắm sai cách khi bị thủy đậu có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và gây ra các biến chứng. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến nếu người bệnh tắm không đúng cách:
Tóm lại, với thắc mắc bị thủy đậu có được tắm không, câu trả lời là có với điều kiện sức khỏe cho phép và đảm bảo tắm đúng cách. Việc tắm rửa sạch sẽ khi bị thủy đậu không chỉ giúp làm dịu các nốt mụn ngứa mà còn có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tắm bằng nước ấm, tránh chà xát mạnh vào các nốt mụn và sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ. Để không phải lo lắng về căn bệnh thủy đậu, tốt nhất trẻ nên được tiêm vắc xin thủy đậu để phòng bệnh chủ động. Hiện nay, các trung tâm tiêm chủng của Long Châu trên toàn quốc đều có vắc xin này. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến đây để đảm bảo được tiêm phòng với vắc xin tốt và quy trình chuẩn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.