Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện ngộ độc kẽm như thế nào? Cách xử lý ra sao?

Ngày 13/06/2022
Kích thước chữ

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Ở mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể cần được cung cấp một lượng kẽm khác nhau nên có những trường hợp thừa kẽm hay ngộ độc kẽm sẽ gây ra những tác dụng phụ. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và biến chứng thành nhiều bệnh khác.

Theo khuyến nghị, lượng kẽm cần thiết cho một người trưởng thành là khoảng 40 mg/ ngày. Nếu lượng bổ sung kẽm vượt quá giá trị này sẽ dẫn đến thừa kẽm. Lượng kẽm dư thừa trong cơ thể có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về các triệu chứng thường gặp khi cơ thể dư thừa kẽm trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là nguồn vi chất dinh dưỡng không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Cụ thể là kẽm giúp cân bằng lượng đường trong máu, ngăn chặn lượng đường tăng lên. Ngoài ra kẽm ức chế quá trình chuyển hoá của cơ thể, ngăn ngừa sự phân chia và tổng hợp phân tử ADN. 

Một trong những chức năng quan trọng của kẽm là tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh tật do tác động từ bên ngoài. Kẽm còn góp phần làm lành vết thương, tăng khả năng sinh sản, tăng trưởng tế bào, giúp xương chắc khỏe, ngoài ra kẽm còn là vi chất dinh dưỡng thực hiện các chức năng về khứu giác và vị giác.

Kẽm trong cơ thể con người có mối quan hệ với cadmium, đây là một kim loại nặng độc hại. Khi mức kẽm quá thấp, cơ thể sẽ dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với cadmium. 

Những thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao có thể kể đến như hàu và các loại thịt đỏ, bí ngô, đậu lăng và rau bina. Để hấp thụ tất cả kẽm từ thực phẩm, bạn cần nhai kỹ thức ăn giàu kẽm. Ngoài ra, viên kẽm bổ sung cũng rất dễ hấp thu qua đường uống. Theo các chuyên gia y tế, lượng kẽm mà cơ thể người bình thường cần là khoảng 40mg mỗi ngày để cơ thể phát triển và không mắc bệnh. Theo từng độ tuổi, cũng như giai đoạn phát triển khác nhau mà cần cung cấp lượng kẽm phù hợp.

Biểu hiện ngộ độc kẽm như thế nào? Cách xử lý ra sao? 1 Kẽm là một vi chất quan trọng cho cơ thể tuy nhiên cần hấp thụ vừa đủ tránh dư thừa dẫn đến ngộ độc kẽm

Biểu hiện khi thừa kẽm là như thế nào?

Vấn đề về tiêu hoá

Đau bụng, tiêu chảy và táo bón là những vấn đề thường gặp do cơ thể hấp thụ quá nhiều kẽm. Trong một số trường hợp, thừa kẽm cũng có thể gây chảy máu đường ruột. Lượng kẽm dư thừa này hầu hết nó được hấp thụ bởi các loại thuốc có chứa nhiều kẽm. Ngoài ra, hóa chất tẩy rửa và các vật dụng trong nhà cũng có thể gây ngộ độc kẽm. Vì các loại hóa chất này thường chứa một lượng kẽm clorua khá lớn.

Hệ miễn dịch suy yếu

Kẽm với vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể có quá nhiều kẽm, phản ứng của hệ thống miễn dịch sẽ giảm đi. Đặc biệt, thừa kẽm sẽ khiến chức năng của tế bào bị tổn thương và suy yếu, từ đó cũng khiến cho quá trình miễn dịch bị gián đoạn. Do đó, mầm bệnh phát triển nhanh hơn và xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Buồn nôn

Kẽm có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh. Vì vậy, thường được dùng để điều chế thuốc cảm. Trong một số thuốc cảm lạnh có hàm lượng kẽm lên đến 225mg. Vì vậy, khi lạm dụng các loại thuốc này, người dùng thường có cảm giác buồn nôn. Đây được coi là dấu hiệu của việc cơ thể dư thừa kẽm do dùng thuốc quá liều. Nôn mửa là một hiện tượng tự nhiên để cơ thể đào thải lượng kẽm dư thừa. Tuy nhiên, không phải lúc nào kẽm dư thừa cũng được loại bỏ theo cách này. Vì vậy, nếu nghi ngờ buồn nôn do cơ thể dư thừa kẽm, bạn nên đến bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng khác kèm theo là đau đầu và ợ chua.

Biểu hiện ngộ độc kẽm như thế nào? Cách xử lý ra sao? 2 Buồn nôn là một biểu hiện phổ biến khi ngộ độc kẽm để đào thải kẽm dư thừa ra ngoài

Sốt

Uống lượng kẽm nhiều hơn cần thiết hằng ngày có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm. Các triệu chứng thường gặp nhất do cơ thể thừa kẽm là nhức đầu, ớn lạnh, ho,... Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện do cơ thể bị thiếu hụt hoặc nhiễm độc một số khoáng chất khác. Do đó, để chắc chắn bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Nồng độ cholesterol HDL thấp

HDL là một loại cholesterol tốt cho cơ thể, có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch và giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. HDL có xu hướng giảm khi bổ sung trên 50mg kẽm mỗi ngày. Đồng thời khi HDL giảm thì một loại cholesterol xấu được gọi là LDL sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các bệnh lý khác

Cùng với kẽm, đồng là một chất được hấp thụ trong ruột non của con người. Tuy nhiên, hai chất này có xu hướng cạnh tranh với nhau để được hấp thụ bởi ruột non. Do đó, khi lượng kẽm trong cơ thể vượt quá 40mg, ruột non sẽ chuyển sang hấp thụ đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể kém hấp thu kẽm có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như giảm bạch cầu, thiếu máu bạch cầu và nội bào. 

Sỏi thận

Kẽm đã được chứng minh là một chất hữu hiệu trong việc tăng cường chức năng tình dục của nam giới. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá mức, kẽm sẽ gây ra sỏi thận. Sỏi thận rất khó phát hiện trong cơ thể có quá nhiều kẽm. Vì vậy, người bệnh thường nhận biết bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khó điều trị. 

Biểu hiện ngộ độc kẽm như thế nào? Cách xử lý ra sao? 3 Dư thừa kẽm cũng gây ra sỏi thận

Cần làm gì khi lượng kẽm dư thừa?

Nếu bạn nghi ngờ bị dư thừa kẽm, trước tiên nên ngừng bổ sung kẽm. Nếu các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể uống một ly sữa tươi. Canxi và phốt pho trong sữa liên kết với kẽm dư thừa tạo ra chất chelate và đào thải ra ngoài khiến cơ thể không hấp thụ thêm kẽm. Nếu tình trạng ngộ độc kẽm quá mức trong thời gian dài, người mắc bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám thích hợp. 

Kẽm hay các vi chất khác mặc dù rất quan trọng cho cơ thể nhưng không sử dụng kẽm đúng cách sẽ trở thành con dao hai lưỡi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng nên tìm hiểu thành phần, cách sử dụng kỹ lưỡng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh trường hợp dư thừa, ngộ độc kẽm.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ngộ độcKẽm