Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Quỳnh Loan
Mặc định
Lớn hơn
Block phân nhánh trái trước là một dạng rối loạn dẫn truyền điện tim thường gặp trên điện tâm đồ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn cần được nhận diện và theo dõi chặt chẽ.
Tình trạng block phân nhánh trái trước có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị và các phương pháp chăm sóc bệnh nhân sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Block phân nhánh trái trước (left anterior fascicular block - LAFB) là một dạng rối loạn dẫn truyền điện của tim thường được phát hiện qua điện tâm đồ. Tình trạng này xảy ra khi tín hiệu điện đi qua nhánh trái trước của hệ dẫn truyền bị gián đoạn khiến dòng điện phải chuyển hướng vòng qua nhánh sau để tới được vùng trước của thất trái. Sự thay đổi này dẫn đến trục điện tim lệch trái nhưng phức bộ QRS trên ECG thường vẫn giữ độ rộng bình thường.
LAFB được xem là rối loạn phổ biến và phần lớn lành tính nếu không kèm theo bệnh lý nền. Tuy nhiên nếu người bệnh đang mắc các bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp thì block phân nhánh trái trước có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim hoặc loạn nhịp tim.
Theo thống kê tình trạng này gặp ở khoảng 1 - 6% dân số chủ yếu là người cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh tim. Việc chẩn đoán sớm và theo dõi định kỳ sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các rối loạn điện học của tim và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Block phân nhánh trái trước là một dạng rối loạn dẫn truyền điện tim xảy ra khi đường dẫn truyền phía trước của bó nhánh trái bị tổn thương hoặc gián đoạn. Tình trạng này làm thay đổi hướng khử cực thất trái khiến trục điện tim lệch trái trên điện tâm đồ.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này:
Van động mạch chủ nằm gần với nhánh trái của bó His nên khi đặt van nhân tạo có thể gây chèn ép hoặc tổn thương bó trước. Tổn thương này có thể tạm thời hoặc lâu dài nếu xảy ra xơ hóa hoàn toàn.
Phẫu thuật điều trị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có thể gây tổn thương hệ dẫn truyền nằm trong vách liên thất dẫn đến block phân nhánh trái trước.
Tình trạng giãn nở làm thay đổi cấu trúc hệ dẫn truyền có thể gây kéo căng hoặc chèn ép phân nhánh trái trước.
Các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý như hẹp hở van tim làm biến đổi cấu trúc tim gây ảnh hưởng đến hệ dẫn truyền và làm tăng nguy cơ block.
Thường gặp ở người lớn tuổi khi hệ dẫn truyền tim bị xơ hóa làm ảnh hưởng đến phân nhánh trái trước.
Viêm nhiễm hoặc hoại tử cơ tim có thể gây rối loạn dẫn truyền ở nhiều mức độ trong đó có block phân nhánh trái trước.
Thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim làm tổn thương vùng dẫn truyền gây block.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên ra cũng có một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Phần lớn các trường hợp block phân nhánh trái trước đều được xem là lành tính nếu xuất hiện đơn độc. Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và không cần can thiệp điều trị đặc hiệu.
Tuy nhiên, block phân nhánh trái trước có thể trở nên nguy hiểm nếu đi kèm với các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp hoặc bệnh cơ tim. Khi xuất hiện cùng với các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu hoặc đau ngực thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn dẫn truyền tiến triển và cần được theo dõi sát.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, LAFB có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm hoặc tổn thương cơ tim kéo dài. Trong một số trường hợp nặng tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy người có nguy cơ cao cần được tầm soát thường xuyên qua điện tâm đồ và đánh giá chức năng tim.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Với những trường hợp LAFB đơn độc không kèm theo triệu chứng hoặc bệnh lý nền, người bệnh thường không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi định kỳ bằng điện tâm đồ để phát hiện sớm các thay đổi bất thường.
Trong trường hợp block phân nhánh trái trước đi kèm với bệnh tim mạch hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động tim, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy không có loại thuốc đặc hiệu cho LAFB nhưng các thuốc điều trị nguyên nhân nền như thuốc kiểm soát suy tim, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc kiểm soát nhịp tim có thể được sử dụng để ổn định tình trạng bệnh.
Phương pháp này được áp dụng khi LAFB gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống dẫn truyền nhằm duy trì nhịp tim ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
Chăm sóc bệnh nhân block phân nhánh trái trước (LAFB) không chỉ đơn giản là sử dụng thuốc hay đặt máy tạo nhịp. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tiến triển xấu, người bệnh và gia đình cần chú ý quản lý tốt các yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân LAFB:
Bệnh nhân cần thực hiện đo điện tâm đồ định kỳ để phát hiện bất thường về nhịp tim. Cảnh giác với các triệu chứng như chóng mặt, ngất đột ngột, khó thở và nhịp tim bất thường. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, thăm khám bác sĩ kịp thời.
Ngoài theo dõi ECG, bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với các xét nghiệm như siêu âm tim, huyết áp, mỡ máu và kiểm tra tiểu đường, đặc biệt với người có tiền sử bệnh tim.
Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao vừa sức và tránh stress. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân block phân nhánh trái trước cần sự kết hợp giữa theo dõi sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Khi được chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể duy trì sức khỏe tim mạch ổn định và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, LAFB thường không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.