Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
BPA là gì mà một một số chuyên gia cho rằng nó độc hại và mọi người nên cố gắng tránh tiếp xúc với nó. Nhưng liệu nó có thực sự gây hại cho con người hay không? Bài viết này cung cấp một số thông tin cơ bản về BPA và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe.
BPA được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trở thành chất mà con người thường xuyên tiếp xúc. Vậy BPA là gì? Liệu với sự tiếp xúc nhiều như vậy có gây ra các vấn đề sức khỏe hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu làm rõ trong bài viết này.
BPA là gì? BPA là tên viết tắt của Bisphenol A, có tên khoa học là 4,4′-isopropylidenediphenol hay 2,2-bis(4-hydroxyphenyl)-propane với công thức phân tử C15H16O2. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1890, nhưng đến những năm 1950, các nhà hóa học nhận ra rằng nó có thể được trộn với các hợp chất khác để tạo ra loại nhựa dẻo, đàn hồi.
BPA là một trong những hóa chất được sản xuất và sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó là một hợp chất hóa học được sử dụng với số lượng lớn trong sản xuất polyme tổng hợp như nhựa polycarbonate, nhựa epoxy và giấy in nhiệt. Nhựa polycarbonate được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau nhờ độ bền, độ trong suốt và khả năng chống sứt mẻ. Nhựa epoxy được sử dụng để chống gỉ và chống ăn mòn của hộp đựng thực phẩm. Do đó nó thường xuất hiện trong nhiều sản phẩm sử dụng hàng ngày bao gồm ống nước, thiết bị điện tử, giấy không chứa cacbon để làm biên lai, đồ chơi, thiết bị quang học và thiết bị y tế,... Ngoài ra, BPA cũng được sử dụng trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm bao gồm bao bì, chai nhựa và lớp phủ sơn mài cho hộp thiếc dẫn đến việc người tiêu dùng tiếp xúc với BPA qua thực phẩm và nước uống.
Bisphenol A là một chất tổng hợp nhân tạo nên sự hiện diện của BPA trong môi trường tự nhiên chỉ liên quan đến hoạt động của con người. Ngày nay, rất khó để chỉ ra nguồn phơi nhiễm BPA quan trọng nhất của dân chúng nói chung; tuy nhiên, có thể xác định một số cách ảnh hưởng đến BPA xâm nhập vào môi trường và thực phẩm. Những con đường quan trọng nhất góp phần tạo ra BPA trong môi trường xung quanh con người là sản xuất, xử lý BPA cũng như sự phân hủy của các loại polyme khác.
BPA có thể xuất hiện trong không khí và xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua da trong quá trình sản xuất. Phơi nhiễm nghề nghiệp với BPA thường liên quan đến các ngành nghề cụ thể và chủ yếu bao gồm công nhân xây dựng và công nhân làm việc trong quá trình tổng hợp BPA và nhựa epoxy. Ở cấp độ người tiêu dùng, BPA có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua việc di chuyển từ lớp lót hộp đựng làm từ nhựa chứa BPA vào thực phẩm hoặc đồ uống.
Từ những thông tin trên bạn đã biết BPA là gì? Vậy có có gây ra ảnh hưởng gì cho sức khỏe không? Việc sử dụng các sản phẩm có chứa BPA trong cuộc sống hàng ngày làm cho việc tiếp xúc với hóa chất này trở nên phổ biến và những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người của hóa chất này là mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, vấn đề an toàn của nó đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nhưng việc sử dụng nó lại gây nhiều tranh cãi.
Cho tới hiện nay, có tương đối ít các bằng chứng về tác dụng độc hại của BPA trên người. Các dữ liệu nghiên cứu về BPA trên động vật thử nghiệm cho thấy bisphenol A là một hóa chất có độc tính thấp. Thí nghiệm trên động vật cho thấy bisphenol A có tác dụng mô phỏng estrogen, ngay cả với liều lượng rất thấp cũng có thể gây dậy thì sớm ở nữ giới, giảm số lượng tinh trùng, phì đại tuyến tiền liệt ở động vật. Ngoài ra, một số dữ liệu cho thấy bisphenol A có độc tính nhất định đối với phôi và gây quái thai, đồng thời có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác ở động vật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc với BPA có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm như ảnh hưởng đến hệ sinh sản của con người và động vật, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ thống và chức năng bình thường của hệ thần kinh, gây ung thư và cũng liên quan đến sự xuất hiện của bệnh béo phì.
Rối loạn nội tiết
BPA có thể liên kết với một số loại thụ thể bao gồm thụ thể estrogen và androgen và thụ thể kích hoạt tăng sinh peroxisome có liên quan đến hormone của hệ thống nội tiết và các hệ thống khác của cơ thể. Phơi nhiễm BPA có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.
Ảnh hưởng thần kinh
Một số nghiên cứu trên động vật báo cáo rằng việc tiếp xúc với BPA trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của não. Phụ nữ mang thai phơi nhiễm BPA có liên quan đến chứng hiếu động thái quá và hung hăng ở bé gái 2 tuổi và lo lắng và trầm cảm ở bé gái 3 tuổi.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng BPA làm gián đoạn chức năng của nhiều loại hormone bao gồm hormone giới tính, leptin, insulin và thyroxin và gây ra các tác động như men gan cao bất thường, giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đột biến gen, có thể gây quái thai,...
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn BPA nhưng có một số cách hiệu quả bạn có thể thực hiện để giảm mức độ phơi nhiễm:
Tóm lại, BPA là gì? BPA là một chất hóa học được tổng hợp với số lượng lớn để sản xuất polymer và giấy in nhiệt, nó xuất hiện rộng rãi của nó trong các sản phẩm sử dụng hàng ngày (bao bì, hộp đựng và chai) và cuối cùng là trong thực phẩm và đồ uống. Thực phẩm được coi là nguồn phơi nhiễm BPA quan trọng nhất và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như các vấn đề về não, gan, tuyến giáp và suy giảm miễn dịch. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.