Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thường xuyên cảm thấy bứt rứt, buồn bực chân tay? Bạn không biết đây là dấu hiệu của bệnh lý hay vấn đề sức khỏe gì? Vậy bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá ngay câu trả lời có trong bài viết dưới đây.
Tình trạng buồn bực chân tay không còn xa lạ, thậm chí có rất nhiều người cho biết họ có cảm giác này và cảm thấy không mấy dễ chịu. Để biết tình trạng trên liên quan đến bệnh lý gì và cách điều trị ra sao, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau.
Khi tìm hiểu về tình trạng buồn bực chân tay, trước hết, bạn cần biết rằng cảm giác này không phải là bệnh lý mà chỉ là hiện tượng bình thường hoặc triệu chứng, biểu hiện của một bệnh lý, vấn đề sức khỏe nào đó. Cảm giác buồn bực chân tay được thể hiện chủ yếu bởi tình trạng tê mỏi, bứt rứt, buồn bực như có kiến bò gây khó chịu dưới da, thậm chí trong xương khớp.
Vậy buồn bực chân tay là triệu chứng của bệnh gì? Cảm giác này thường sẽ xuất hiện vào buổi tối nhiều hơn, đặc biệt là vùng cổ chân, đùi hoặc bàn chân, cánh tay. Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn bực chân tay, trong đó có những bệnh lý như:
Đây là tình trạng tổn thương các rễ của dây thần kinh, dẫn đến cảm giác buồn bực chân tay, tê bì chân tay, đau nhức, khó khăn khi vận động, nhất là sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân hình thành bệnh thần kinh ngoại biên là do các tổn thương như viêm, dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tách ra khỏi tủy sống,… Tình trạng này nếu không kịp thời can thiệp và điều trị có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng vận động của tay và chân.
Một trong những nguyên nhân rất thường gặp gây cảm giác buồn bực chân tay là bệnh hoặc vấn đề liên quan đến xương khớp. Những tổn thương như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… đều có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép gây nên cảm giác đau nhức, bứt rứt và buồn bực chân tay.
Bàn đến nguyên nhân gây buồn bực chân tay, chắc hẳn bạn không nên bỏ qua bệnh chuyển hóa, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Bệnh này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp, loãng xương,… Do đó, người bị bệnh mãn tính rất dễ bị buồn bực chân tay hoặc tê cứng chân tay. Ngay khi có những triệu chứng buồn bực chân tay và một số biểu hiện đặc trưng của bệnh mãn tính, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành thăm khám sớm, phát hiện bệnh kịp thời nhằm hạn chế biến chứng hoặc bệnh tình nặng hơn.
Ngoài những bệnh lý nêu trên, cảm giác buồn bực chân tay cũng có thể đến từ một số nguyên nhân khác như sinh lý, tư thế ngồi lâu, ngồi sai tư thế,… khiến khí huyết ngưng trệ, máu không lưu thông tốt. Bên cạnh đó, tình trạng buồn bực chân tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin D, canxi, sắt,...
Không phải ai cũng xuất hiện cảm giác buồn bực chân tay, tình trạng này chỉ xảy ra ở một số đối tượng nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng buồn bực chân tay có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất là:
Hiện tượng buồn bực chân tay xuất hiện thường xuyên có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Do vậy, nếu bạn đang bị cảm giác buồn bực chân tay “làm phiền”, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và có phương án chữa trị hiệu quả, đúng cách.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân và nguyên nhân gây buồn bực chân tay khác nhau mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương án điều trị phù hợp. Thông thường, để giải quyết vấn đề buồn bực chân tay cần áp dụng 2 phương pháp chính là Đông y, Tây y cùng các giải pháp hỗ trợ khác.
Đông y: Trong Đông y, người bệnh có thể tận dụng các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… để khắc phục, cải thiện hiệu quả tình trạng buồn bực chân tay do máu huyết kém lưu thông, từ đó giúp giảm đau nhức, ê buốt, tê bì,… một cách hiệu quả.
Tây y: Đối với các trường hợp bị buồn bực chân tay do bệnh lý về thần kinh, xương khớp hoặc bệnh chuyển hóa, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc gồm nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B, thuốc giãn mạch ngoại vi,… nhằm điều trị nguyên nhân chính và giảm thiểu cảm giác buồn bực chân tay gây khó chịu.
Biện pháp hỗ trợ khác: Nếu bạn bị buồn bực chân tay, lời khuyên dành cho bạn là nên tập luyện thể thao thường xuyên hơn, tăng cường vận động cơ thể, xoa bóp chân tay, đi lại, vận động thường xuyên, vươn vai, ngâm chân, tắm nước ấm,… nhất là với người có đặc thù công việc cần ngồi lâu, ít vận động.
Với các trường hợp buồn bực chân tay do ít vận động, máu huyết ngưng trệ,… có thể phòng tránh hiệu quả với những cách sau:
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng buồn bực chân tay. Nếu bạn thường xuyên bị buồn bực chân tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp, hiệu quả, không nên chủ quan trước bất cứ biểu hiện nào của cơ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.