Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh bướu cổ nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị cao và khả năng hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của căn bệnh bướu cổ giai đoạn đầu, tìm hiểu ngay nhé!
Bướu cổ là một trong những bệnh tuyến giáp phổ biến, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Biểu hiện điển hình của bệnh bướu cổ là sưng và tăng kích thước tuyến giáp bất thường. Vậy triệu chứng nhận biết bướu cổ giai đoạn đầu là gì và cách chữa trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như cánh bướm. Chức năng chính của cơ quan này sản sinh ra các hormone để kiểm soát quá trình trao đổi chất. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan.
Bướu cổ là thuật ngữ dùng để chỉ sự phì đại bất thường của tuyến giáp. Bướu cổ có thể hình thành do sự gia tăng thể tích tuyến giáp hoặc do một hay nhiều cục (nhân) trong tuyến giáp. Đây là một tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở nữ giới. Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, làm thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp.
Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân sẽ có các triệu chứng và các tác động khác nhau. Những bướu cổ có kích thước nhỏ và không gây ra vấn đề thường sẽ không cần phải điều trị.
Khi mới phát sinh hoặc kích thước còn quá nhỏ, người bệnh sẽ rất khó có thể cảm nhận được sự hiện diện của bướu bổ. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nhận biết bướu cổ giai đoạn đầu như:
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên thì đó có thể là dấu hiệu của bướu cổ giai đoạn đầu. Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Một số nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến chức năng và sự phát triển của tuyết giáp, gây ra bệnh bướu cổ giai đoạn đầu như:
Chế độ ăn uống thiếu hụt i-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh bướu cổ. I-ốt rất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu i-ốt có thể làm giảm sản xuất hormone và kích thích tuyến giáp phát triển để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Bệnh lý này bắt nguồn từ các bệnh lý tự miễn hoặc do sự tấn công của vi khuẩn, virus,... khiến lượng hormone tuyến giáp bị gia tăng hoặc suy giảm. Kết quả dẫn đến sự phì đại bất thường của tuyến giáp.
Trong một số trường hợp, bệnh bướu cổ có thể liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc như lithium (điều trị bệnh về tâm thần), thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị hen, thuốc chống loạn nhịp,... trong thời gian dài.
Đây cũng là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất một loại protein bắt chước TSH. Loại protein giả mạo này sẽ kích thích hormone tuyến giáp sản sinh quá mức, hay còn gọi là cường giáp. Đồng thời, có thể làm tăng kích thước tuyến giáp.
Đây là một bệnh tự miễn gây viêm tuyến giáp. Một số trường hợp mắc bệnh Hashimoto có xuất hiện bướu cổ với kích thước khá lớn. Đa số bướu cổ do bệnh Hashimoto đều có thể tự khỏi, nhưng một số trường hợp cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
Hầu hết các bướu cổ đều là lành tính, nhưng vẫn có một số trường hợp bướu cổ hình thành do sự rối loạn chức năng tuyến giáp ở người mắc bệnh ung thư. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và đa số đều có biểu hiện là xuất hiện bướu cổ nhanh giáp.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt là bướu cổ. Nguyên nhân do sự thay đổi và sản sinh các loại hormone mới trong thai kỳ., gây rối loạn hormone tuyến giáp. Ngoài ra, việc thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn của mẹ bầu cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ.
Nguy cơ mắc bệnh bướu cổ có thể gia tăng ở một số đối tượng hoặc một số yếu tố rủi ro như:
Cách điều trị bệnh bướu cổ giai đoạn đầu còn phải phụ thuộc vào kích thước của tuyến giáp, triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị có thể được chỉ định như:
Khi bướu cổ có kích thước nhỏ và không gây ảnh hưởng, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi bằng cách tái khám định kỳ 6 tháng/lần mà không cần điều trị. Nếu thấy có sự thay đổi bất thường nào ở vùng cổ hoặc trong cơ thể thì cần đi khám sớm.
Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và loại bướu để kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, thuốc aspirin hoặc corticosteroid, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế thụ thể Beta,...
Phương pháp này thường được áp dụng khi tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc trong trường hợp ung thư tuyến giáp. Iốt phóng xạ sẽ đi đến tuyến giáp để tiêu diệt các tế bào và gây co hẹp tuyến giáp. Sau liệu pháp này, người bệnh có thể cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Trong trường hợp bướu cổ lớn hoặc không phản ứng với các phương pháp khác, có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Tùy vào từng loại bướu mà sẽ lựa chọn phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần hoặc cắt eo giáp. Một số trường hợp bị nang nước giáp có thể dùng phương pháp chọc kim để hút nước.
Trên đây là một số thông tin về biểu hiện triệu chứng và cách điều trị bướu cổ giai đoạn đầu. Mặc dù bệnh bướu cổ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán sớm nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.