Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các biến chứng suy tuyến thượng thận nếu không được điều trị kịp thời

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi suy tuyến thượng thận xảy ra, những biến chứng có thể xuất hiện và tác động không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các biến chứng suy tuyến thượng thận nếu không được điều trị kịp thời trong nội dung bài viết dưới đây.

Tuyến thượng thận đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì cân bằng nội tiết và chức năng của cơ thể. Mặc dù hiếm gặp, suy tuyến thượng thận có thể gây ra những biến chứng đáng lo ngại. Từ sự ảnh hưởng đến huyết áp và chức năng tiêu hoá đến những tác động tới tâm trạng và tình trạng da, các biến chứng này đòi hỏi sự điều trị y tế để bảo vệ sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là tình trạng có nguyên nhân xuất phát từ bệnh của tuyến thượng thận (gọi là suy tuyến thượng thận nguyên phát hay bệnh Addison) hoặc do các bệnh tại vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Ngoài ra, việc sử dụng corticoides kéo dài cũng có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát.

Khi không được điều trị kịp thời, suy tuyến thượng thận có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp hoặc khủng hoảng Addisonian, một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng do mất nước nghiêm trọng, sự giảm natri và khả năng không phản ứng tốt với các biện pháp bù nước thông thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ căng thẳng, ngừng sử dụng steroid hoặc giảm liều steroid đột ngột. Trong trường hợp không được điều trị, khủng hoảng Addisonian có thể dẫn đến cơn sốc, co giật, mất ý thức và thậm chí tử vong.

cac-bien-chung-suy-tuyen-thuong-than-neu-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi.jpg
Suy tuyến thượng thận là tình trạng đe dọa tính mạng

Trong tình trạng suy tuyến thượng thận cấp, việc truyền dung dịch nước muối sinh lý ngay là cần thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm hydrocortison hemisuccinat để điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, bổ sung hormone thay thế và theo dõi tình trạng bệnh. Sau giai đoạn nguy hiểm, việc theo dõi tình trạng bệnh và nếu có dấu hiệu tái phát, việc xử trí cần được thực hiện ngay lập tức. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được chăm sóc, điều trị để cải thiện tình trạng thể chất và bổ sung các vitamin thiết yếu.

Các dấu hiệu của suy tuyến thượng thận cấp bao gồm: Da nhợt nhạt, lạnh, cảm giác nhớp nháp; buồn nôn, tiêu chảy nặng; thở nhanh, khó thở, chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội; suy yếu cơ bắp nghiêm trọng và mất ý thức.

Lưu ý rằng, 24 giờ đầu sau khi xuất hiện dấu hiệu suy tuyến thượng thận cấp là giai đoạn nguy hiểm, có thể xuất hiện nguy cơ mất nước, sốt cao, mất tri giác và loạn nhịp tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và xét nghiệm kiểm tra mỗi 4 - 6 giờ để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Biến chứng suy tuyến thượng thận

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các biến chứng phổ biến của suy tuyến thượng thận mạn tính:

Cơn suy tuyến thượng thận cấp:

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của suy tuyến thượng thận mạn tính. Khi tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng đột ngột, việc bài tiết hormone vào dòng tuần hoàn không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Triệu chứng bao gồm trụy tim mạch, tụt huyết áp nhanh, tay chân lạnh, mạch nhỏ, nhanh và khó bắt, không đáp ứng tốt với bù dịch và thuốc vận mạch.

Bệnh nhân có thể trải qua đau thượng vị, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi, tình trạng loạn lẫn và thậm chí hôn mê.

Huyết áp thấp:

Người bị suy thượng thận mạn thường có huyết áp thấp kéo dài hoặc tụt huyết áp khi thay đổi tư thế. Tăng tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng có thể gây chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, buồn nôn và nôn mửa.

cac-bien-chung-suy-tuyen-thuong-than-neu-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi-1.jpg
Người bị suy tuyến thượng thận mạn thường có huyết áp thấp

Đo huyết áp thường thấp hơn so với trạng thái bình thường từ 10 đến 20 mmHg. Tình trạng này cải thiện khi người bệnh nằm hay ngồi xuống.

Mệt mỏi mạn tính:

Mệt mỏi thường xuất hiện sớm trong quá trình suy thượng thận mạn tính. Đây là triệu chứng khá mơ hồ và có thể bị bỏ qua do lời khai của bệnh nhân không rõ ràng.

Khi thiếu cortisol, toàn bộ quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào bị trì trệ, dẫn đến mệt mỏi và uể oải cả về thể xác và tinh thần.

Sút cân:

Cortisol tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, và khi thiếu nó, cơ thể dần trở nên gầy đi, sút cân. Bệnh nhân có thể mất cân nặng từ 2 đến 10 kg trong thời gian ngắn do mất nước và muối qua đường tiểu.

Rối loạn tiêu hoá:

Suy giảm chức năng tuyến thượng thận có thể làm giảm chất lượng chức năng tiêu hoá. Bệnh nhân thường trải qua đau bụng âm ỉ, đau bụng không rõ ràng, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy

Tăng sắc tố da:

Da của người bị suy tuyến thượng thận có thể trở nên thâm đen và không đồng đều. Vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường bị ảnh hưởng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng da hở và vùng da bị cọ sát với quần áo.

Suy giảm chức năng sinh dục:

Thiếu cortisol có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh dục ở cả nam và nữ. Ở nam giới, có thể gặp rối loạn ham muốn, rối loạn cương dương và thậm chí lão hóa sớm.

cac-bien-chung-suy-tuyen-thuong-than-neu-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi-2.jpg
Suy tuyến thượng thận gây nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Các biến chứng khác:

Các biến chứng khác bao gồm hạ đường huyết, rối loạn tâm thần, đau nhức xương khớp và hậu quả về chức năng tiêu hóa và sinh dục.

Suy tuyến thượng thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe cơ thể. Để tránh tình trạng này, cần hạn chế lạm dụng corticoid và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh các tác động phụ lâu dài.

Xem thêm: Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm