Sốt xuất huyết Dengue là bệnh thường xảy ra vào mùa mưa trong năm – tức là từ tháng 6 cho đến tháng 10. Đây là thời điểm lý tưởng để muỗi vằn cái đẻ trứng, sinh sản và lây truyền bệnh. Bệnh do virus Dengue – ký sinh trong cơ thể muỗi vằn gây ra. Khi muỗi vằn cái đốt người bệnh sẽ mang virus trong người, sau đó nhanh chóng lây lan cho người lành khác thông qua vết đốt.
Bệnh có diễn tiến được đánh giá phức tạp nên người bệnh không được chủ quan. Khi có dấu hiệu như sốt cao kèm theo đã bị muỗi đốt trước đó, cơ thể bị nhức mỏi, nhức cơ, nhức đầu… điều này cho thấy bạn có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết có nhiều cấp độ khác nhau và diễn tiến theo từng giai đoạn cụ thể. Bài viết này sẽ là những thông tin về các cấp độ của sốt xuất huyết gửi đến bạn đọc.
Tìm hiểu về các cấp độ của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, số ca tử vong do sốt xuất huyết tăng cao nhất trong 10 năm qua đang là mối lo lắng của hầu hết người dân trong cả nước. Theo Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến thời điểm hiện nay (4/10/2022), tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ các năm. Đi kèm với số ca nhiễm tăng cao, số ca không qua khỏi do sốt xuất huyết tương ứng cũng tăng lên, hiện đã có đến 26 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (trong đó bao gồm 17 người lớn và 9 trẻ em).
Xem thêm: Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào?
Các cấp độ của sốt xuất huyết
Virus Dengue do muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn - muỗi sốt xuất huyết) truyền bệnh sang cho người lành đang là mối lo lắng hiện nay.
Dưới đây là những cấp độ của bệnh sốt xuất huyết:
- Cấp độ 1: Sốt xuất huyết Dengue (nhẹ).
- Cấp độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có kèm dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
- Cấp độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nghiêm trọng hay còn gọi là sốc sốt xuất huyết Dengue.
Sốt xuất huyết là bệnh có nhiều cấp độ khác nhau Dấu hiệu của các cấp độ của sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ cho đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn như: Giai đoạn sốt, giai đoạn của sốt xuất huyết nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Đối với giai đoạn sốt sẽ tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue thông thường.
- Nếu bệnh chuyển qua giai đoạn nguy hiểm, tức là bệnh chuyển qua mức độ của bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và sốc sốt xuất huyết Dengue nghiêm trọng.
- Cuối cùng, nếu bệnh nhân được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ bước vào giai đoạn phục hồi.
Khi người bệnh có những dấu hiệu chuyển biến nặng dưới đây, nếu đang điều trị ngoại trú, cần phải cho bệnh nhân nhập viện ngay lập tức vì có thể dẫn đến các biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm khôn lường.
Giai đoạn sốt xuất huyết Dengue
Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi vằn cái mang mầm bệnh đốt. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao đột ngột và liên tục từ 39 đến 40 độ C, kéo dài 2 đến 7 ngày và khó hạ sốt.
- Người bệnh đau đầu dữ dội, đau nhức cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu, ở giữa trán và hai bên trán.
- Bệnh nhân có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết, ban có thể ngứa hoặc châm chích.
- Người bệnh chán ăn, buồn nôn và nôn ói.
- Nghiệm pháp dây thắt dương tính với virus gây sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue có biểu hiện rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ cho đến nặng Giai đoạn nguy hiểm (cần theo dõi chặt chẽ)
Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Lúc này, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể giảm lúc này đối vơi bệnh sốt xuất huyết không kết luận được người bệnh đang hồi phục. Ngược lại, ngay lúc này, bệnh nhân cần phải đặc biệt theo dõi chặt chẽ. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nặng, cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi ngay cho nhân viên y tế:
Xảy ra hiện tượng thoát huyết tương
Do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 1 đến 2 ngày), tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to và có thể đau. Nếu thoát huyết tương xảy ra nhiều sẽ dẫn đến sốc với những biểu hiện như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu tứ chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp và tiểu rất ít.
Hiện tượng xuất huyết
- Xuất huyết dưới da: Các nốt xuất huyết rải rác hoặc các xuất hiện các chấm xuất huyết, thường ở mặt trước của hai cẳng chân và mặt trong của hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
- Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, chảy máu lợi và tiểu tiện ra máu. Kinh nguyệt có thể kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn chu kỳ.
- Xuất huyết nội tạng như: Xuất huyết tiêu hóa, phổi, xuất huyết não là biểu hiện nặng.
Suy đa tạng
Các biểu hiện suy đa tạng (suy từ 2 cơ quan nội tạng trở lên) như: Viêm gan nặng, suy gan, viêm não, viêm cơ tim, phổi, dạ dày...
Đới với bệnh sốt xuất huyết bước vào giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần được quan sát và chăm sóc chặt chẽ Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn phục hồi kéo dài từ 1 - 2 ngày sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, cảm giác thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong giai đoạn này, nếu người bệnh truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi và suy tim.
Trên đây là những thông tin về các cấp độ của sốt xuất huyết, hy vọng hữu ích đối với bạn đọc. Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu máu, làm cho máu không thực hiện được khả năng tự đông máu khi không may xảy hiện tượng xuất huyết. Do đó, khi phát hiện ra bệnh, người bệnh nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, hướng dẫn điều trị đúng cách nhất nhé!
Xem thêm:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp