Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng trong hành trình khôn lớn và phát triển của trẻ nhỏ. Thời điểm này cũng là lúc mà trẻ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn nhất. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho trẻ 6 tháng biếng ăn?
Biếng ăn sẽ gây ra rất nhiều những hệ lụy xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Để biết được nguyên nhân vì sao trẻ 6 tháng biếng ăn cũng như các cách để khắc phục, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trẻ được xem là biếng ăn khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu, từ đó dẫn tới hiện tượng chậm tăng trưởng, thậm chí nguy hiểm hơn là gặp một số vấn đề về sức khỏe khác như suy dinh dưỡng. Biếng ăn đôi khi cũng sẽ đi kèm theo tình trạng kén ăn, chán ăn, trẻ không ăn một số loại thức ăn nhất định khiến cho cơ thể thiếu hụt đi các dưỡng chất cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều các trẻ đang ở độ tuổi chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo được các bậc phụ huynh cho là biếng ăn, kén ăn. Và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho các trẻ, cụ thể là trẻ 6 tháng biếng ăn như:
Quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu từ rất sớm đồng thời kéo dài và chỉ kết thúc khi trẻ lên 6 tuổi. Vì thế, nếu như trẻ 6 tháng biếng ăn thì rất có thể trẻ đang bắt đầu mọc răng và cảm giác đau nướu, khó chịu khiến trẻ không muốn ăn uống. Thay vì cố ép con ăn, các mẹ nên cho con bú sữa nhiều hơn hoặc cho bé ăn các loại thức ăn đã được xay nhuyễn trong trường hợp này. Ngoài ra, hãy chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ khác nhau để đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
Vì hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi chưa hoạt động tốt như người lớn nên con rất dễ mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ gây ra một số biểu hiện đặc trưng như bú ít, biếng ăn, nôn trớ, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy,...
Trẻ bị viêm họng, ho, sốt,... sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ rất dễ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột và dẫn đến hiện tượng biếng ăn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thói quen pha thuốc vào sữa hoặc thức ăn của trẻ để lừa trẻ uống, việc này sẽ càng khiến cho trẻ sợ ăn hơn.
Bố mẹ cần nhớ, cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) và ăn quá nhiều bữa so với độ tuổi sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của con bị ảnh hưởng. Làm cho con dễ bị khó tiêu, đi ngoài phân sống, tiêu hóa kém và biếng ăn, kén ăn. Bố mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi con đã được 6 tháng tuổi và ăn 2 bữa ăn dặm/ngày, đồng thời, đừng quên bổ sung cho con các loại thực phẩm khác như sữa chua, váng sữa, sữa,...
Biếng ăn cũng có thể là do bẩm sinh và nguyên nhân này chiếm khoảng 5% ở các trẻ biếng ăn. Trẻ 6 tháng tuổi biếng ăn do bẩm sinh sẽ có những đặc điểm như không đòi ăn, không thích ăn uống và chỉ ham chơi.
6 tháng tuổi chính là giai đoạn vàng, đánh dấu cột mốc trẻ bắt đầu ăn dặm, chính vì thế, nếu trẻ biếng ăn ở giai đoạn này sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Biếng ăn sẽ khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan như tim, não, gan, xương, phổi,... diễn ra một cách bình thường. Nếu bố mẹ chủ quan bỏ qua hoặc không có biện pháp can thiệp khiến cho tình trạng biếng ăn kéo dài, sức khỏe của con có thể gặp phải các vấn đề như:
Do đó, để con khôn lớn khỏe mạnh, việc bố mẹ phải trang bị thêm các kiến thức về mức độ tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là rất cần thiết. Đồng thời, bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của con thật sát sao cũng như nắm bắt được tâm lý trẻ, tránh chủ quan để các biểu hiện bất thường ở con kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
Các bữa ăn đa dạng, thơm ngon hấp dẫn với nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện phần nào chứng biếng ăn ở trẻ. Trong bữa ăn hàng ngày, trẻ sẽ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như chất béo, chất đạm, bột đường cùng các vitamin và khoáng chất. Do đó, bố mẹ sẽ cần kết hợp thật cân đối các chất này trong 2 bữa ăn dặm hàng ngày của trẻ bằng cách thay đổi món và thay đổi cách chế biến thường xuyên. Có như vậy bữa ăn của trẻ sẽ luôn mới mẻ, giúp trẻ tăng sự hào hứng trong việc ăn uống và ăn ngon miệng hơn.
Trong lúc ăn dặm sẽ không thể tránh được những lần trẻ từ chối ăn thức ăn. Những lúc này bố mẹ hãy đợi khoảng 5 - 10 phút để con quên và sau đó đút cho trẻ ăn tiếp. Ngoài ra, nếu trẻ đang ăn và không muốn ăn nữa, bố mẹ cũng nên dừng lại, tuyệt đối không dọa nạt hay ép con ăn cố 1 - 2 thìa nữa. Việc dọa nạt, thúc ép sẽ chỉ khiến cho con sợ hãi và biếng ăn hơn mà thôi.
Nếu cơ thể trẻ đang không khỏe và cần uống thuốc, bố mẹ nên ưu tiên cho con ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ ăn và hợp khẩu vị trẻ. Các loại thức ăn này sẽ giúp con ăn uống dễ dàng và dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời, hãy chia các bữa ăn của con thành nhiều các bữa nhỏ khác nhau để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không bắt ép trẻ phải ăn một bữa quá no. Quan trọng hơn, bố mẹ không nên pha thuốc vào thức ăn để đánh lừa con, nếu thuốc quá khó uống, hãy trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc khác dễ uống hơn hoặc có phương pháp cụ thể giúp con uống thuốc.
Nếu trẻ biếng ăn do bẩm sinh, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi thăm khám dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe trẻ cũng như lên cho trẻ một chế độ ăn khoa học, phù hợp. Sau đó, bố mẹ cần cho trẻ ăn theo chỉ định của bác sĩ để có thể khắc phục được tình trạng biếng ăn, giúp con khỏe mạnh.
Bài viết đã đề cập một số thông tin có liên quan đến tình trạng trẻ 6 tháng biếng ăn giúp bố mẹ có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết sẽ chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bố mẹ hãy liên hệ các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và giải đáp một cách thật chi tiết, cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.