Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến

Ngày 14/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức giúp loại bỏ các chất độc nội sinh, ngoại sinh, dịch, điện giải,... ra khỏi máu. Các phương pháp này được xem là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực hồi sức tích cực - chống độc, góp phần quan trọng trong việc cứu sống nhiều bệnh nhân nhân nặng.

Lọc máu là quá trình loại bỏ chất hòa tan trong máu thông qua màng bán thấm. Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức thường áp dụng cho bệnh nhân suy thận cấp hoặc ngộ độc với dịch thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ về các kỹ thuật này.

Tìm hiểu về kỹ thuật lọc máu trong hồi sức - cấp cứu

Lọc máu trong hồi sức là quy trình được áp dụng để loại bỏ các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh, dịch, và điện giải khỏi máu. Lọc máu trong hồi sức cần được tiến hành nhanh chóng và ngay lâp tức. Đồng thời giúp bác sĩ chuẩn đoán các nguyên nhân để có thể kịp thời:

  • Thay thế chức năng suy giảm đột ngột của thận.
  • Điều chỉnh và ngăn chặn hội chứng Ure máu cao.
  • Bảo đảm duy trì ổn định huyết động trong quá trình phục hồi chức năng của thận.

Thực hiện trong các tình huống khẩn cấp, như trường hợp bệnh nhân nặng mắc suy thận, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng. Hiện nay, các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức có 2 loại chính:

  • Lọc máu ngắt quãng: Mỗi buổi lọc máu sẽ khoảng 4 - 6 tiếng.
  • Lọc máu liên tục: Phương pháp lọc máu này được sử dụng rộng rãi và có thời gian thực hiện kéo dài. Thường được áp dụng trong các tình huống cấp cứu - hồi sức để giảm thiểu các biến động đột ngột về huyết động hoặc chuyển hóa. Có 3 dạng lọc máu liên tục là siêu lọc máu chậm liên tục, siêu lọc máu liên tục và lọc máu kết hợp với thẩm tách máu liên tục.
Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến 1
Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức giúp cứu sống bệnh nhận bị vấn đề về thận

Kỹ thuật siêu lọc máu chậm liên tục.

Phương pháp Siêu lọc máu chậm liên tục (SCUF) là một kỹ thuật lọc máu cho phép loại bỏ nước liên tục trong khoảng 12 giờ. Mục tiêu của phương pháp này là điều chỉnh cân bằng nước thông qua cơ chế siêu lọc chậm liên tục. Đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân mắc suy tim nặng, đồng thời có tình trạng thừa dịch và không phản ứng hiệu quả với các loại thuốc lợi tiểu.
  • Bệnh nhân suy tim nặng, có quá tải dịch, đồng thời mắc suy thận, hội chứng thận hư nặng, và thấp huyết albumin,…

Kỹ thuật siêu lọc máu liên tục

Kỹ thuật siêu lọc máu liên tục là phương pháp loại bỏ dịch và chất độc từ máu một cách liên tục trong khoảng 24 giờ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân có tình trạng sau:

  • Vấn đề về vô niệu và thiểu niệu.
  • Tăng Kali máu hoặc rối loạn nghiêm trọng về nồng độ Na+ trong máu.
  • Các bệnh như viêm màng ngoài tim, bệnh não, bệnh cơ, và các rối loạn thần kinh liên quan đến ure huyết cao.
  • Mắc chứng toan máu nặng và phù tạng.
  • Sử dụng quá liều thuốc cho phép và không thể loại bỏ bằng các phương pháp khác.
  • Các bệnh lý như Guillain-Barre, ADRS,…
Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến 2
Khi bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cũng cần lọc máu

Kỹ thuật lọc máu kết hợp thẩm tách máu liên tục

Kỹ thuật này cho phép liên tục đào thải nước và chất hòa tan có trọng lượng dưới 50.000 dalton ra khỏi máu bệnh nhân trong hơn 12 tiếng. Đặc biệt với khả năng thay thế dịch hơn 35 ml/kg/giờ, các chất thải sẽ được đào thải liên tục và hiệu quả hơn.

Phương pháp này sẽ áp dụng với các ca bệnh nặng, thường sẽ thực hiện với bệnh nhân:

  • Mắc suy đa tạng.
  • Gặp phải viêm tụy cấp ở mức độ nghiêm trọng.
  • Bị nhiễm trùng nặng hoặc chịu tác động của sốc nhiễm trùng.
  • Phát triển tình trạng tăng dị hóa, như suy thận tiêu cơ vân cấp.
  • Mắc bệnh ARDS ở mức độ nặng.
  • Gặp vấn đề về quá tải thể tích trong trường hợp sốc tim suy đa tạng, suy tim kèm theo suy thận vô niệu, hội chứng thận phù to và vô niệu.
  • Bệnh nhân có huyết động không ổn định và vô niệu, thiểu niệu.
  • Gặp vấn đề về phù não nặng do một số ngộ độc như ngộ độc formaldehyde, ngộ độc methanol,…
Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến 3
Suy thận có thể cải thiện khi lọc máu

Những biến chứng có thể xảy ra sau khi lọc máu

Các kỹ thuật lọc máu đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy thận. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng xuất hiện các vấn đề có thể phát sinh như:

  • Chảy máu: Thường xảy ra do rối loạn đông máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc do sử dụng quá liều thuốc chống đông máu.
  • Tắc quả lọc: Thường liên quan đến việc sử dụng thuốc chống đông máu không phù hợp, yêu cầu điều chỉnh liều thuốc và nếu cần, thay quả lọc cho bệnh nhân.
  • Rối loạn điện giải: Một số rối loạn điện giải có thể xuất hiện sau quá trình lọc máu. Do đó, việc bệnh nhân tuân thủ các quy trình theo dõi và xét nghiệm định kỳ là quan trọng để phát hiện và điều chỉnh các rối loạn này kịp thời.
  • Tình trạng tan máu: Hồng cầu có thể bị vỡ khi lọc máu do tốc độ dòng máu cao hoặc do bệnh nhân bị dị ứng với màng lọc mới.
  • Hạ thân nhiệt: Nếu sử dụng dung dịch lọc có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của máu, có thể khiến cơ thể mất nhiệt. Để khắc phục, cần làm ấm dung dịch thay thế và máu trước khi truyền ngược lại vào cơ thể.
  • Biến chứng khác về nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn thường xảy ra tại các vị trí đặt catheter trong mạch máu. Người thực hiện các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức cần tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nhiễm khuẩn sau kỹ thuật.
  • Các biến chứng khác: Bao gồm tắc màng lọc, vỡ màng lọc,... có thể được khắc phục bằng cách thay thế bằng quả lọc mới.
Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến 4
Việc lọc máu có thể xảy ra nhiều biến chứng khó lường

Tìm hiểu về thay huyết tương trong các kĩ thuật lọc máu

Thay huyết tương là một phương pháp tách và loại bỏ một phần lớn thể tích huyết tương trong cơ thể. Thường thì, quá trình lọc máu (đặc biệt là lọc máu liên tục) thường được kết hợp với thay huyết tương. Các trường hợp thay huyết tương thường xuất hiện trong các trường hợp:

  • Bệnh lý thần kinh.
  • Bệnh lý về hệ tạo keo.
  • Bệnh gan - thận.
  • Bệnh da liễu.

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức. Đây là phương pháp phổ biến để cân bằng lại môi trường bên trong cơ thể khi môi trường này có các rối loạn, bất thường... do chức năng bài tiết của thận bị suy yếu. Việc tiến hành các phương pháp lọc máu cần có sự chuẩn bị chu đáo, kiểm tra và theo dõi cụ thể. Đừng quên theo dõi các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức về sức khỏe hơn.

Xem thêm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm