Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Món ăn từ côn trùng được không ít người yêu thích. Tuy nhiên, nguy cơ dị ứng do độc tố trong côn trùng gây ra cũng không phải là hiếm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về tình trạng bị dị ứng sau khi ăn côn trùng cũng như cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng tại nhà như thế nào đạt hiệu quả tối ưu.
Khi bị dị ứng côn trùng, bệnh nhân thường sẽ bị các triệu chứng phổ biến, bao gồm ngứa ngáy khó chịu, sưng đau, nổi mẩn đỏ, khó thở,... Nếu không kịp thời loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, bệnh nhân có thể tiến triển nặng hơn với biểu hiện co giật, nôn, sưng phù toàn thân, thậm chí là tử vong. Do đó, việc hiểu được những rủi ro tiềm ẩn từ dị ứng côn trùng cũng như trang bị kiến thức về cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng tại nhà là rất quan trọng.
Người bị ngộ độc do ăn côn trùng thường có các biểu hiện buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, kích thích vật vã, khó thở, hôn mê, sần ngứa, nổi mề đay dạng mảng toàn thân,... Ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Tùy vào lượng độc tố trong côn trùng, hàm lượng đã ăn và cơ địa người bệnh mà triệu chứng ngộ độc nhiều hay ít, nhẹ cho đến nặng.
Dị ứng côn trùng là tình trạng phản ứng dị ứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống nếu không cấp cứu, chữa trị kịp thời. Hệ thống miễn dịch của con người có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những yếu tố tấn công, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các protein hoặc nọc độc có trong côn trùng sẽ dẫn đến một loạt các triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ là cảm giác khó chịu nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng.
Khi côn trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động, tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu. Những kháng thể này thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa và chống lại kẻ xâm nhập bằng cách kích thích tế bào mast giải phóng histamine vào máu. Kết quả là xảy ra một phản ứng dị ứng đặc trưng bởi những biểu hiện như đau, đỏ, ngứa, châm chích và sưng môi, lưỡi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị khó thở, sốc phản vệ, đòi hỏi phải được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Ăn côn trùng không chỉ gây ra phản ứng dị ứng tiềm ẩn mà nó còn có nguy cơ gây ngộ độc. Một số nhộng côn trùng sống trong môi trường đất (bọ cạp, đuông dừa, dế, ve,...) có khả năng lây nhiễm và bị nấm ký sinh. Ăn những côn trùng này có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính nghiêm trọng, ngay cả sau khi chế biến. Độc tố nấm mốc có khả năng chịu được nhiệt độ và không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp chế biến nên nó vẫn tồn tại và khiến người tiêu dùng gặp nguy hiểm.
Ngộ độc do ăn côn trùng biểu hiện ở mỗi người theo nhiều cách khác nhau, từ buồn nôn và nôn mửa đến run rẩy tay chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, chóng mặt, kích động, khó thở, hôn mê, ngứa và nổi mề đay trên diện rộng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào các yếu tố như lượng độc tố trong côn trùng, số lượng côn trùng ăn vào và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Điều quan trọng là phải nhận biết được những dấu hiệu này để tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Khi bị dị ứng sau ăn côn trùng, cách chữa sẽ không giống nhau mà nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, loại độc tố và thể trạng của từng cá nhân. Thông thường, cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng tại nhà mang lại hiệu quả cao như sau:
Khi xảy ra phản ứng dị ứng, người bị dị ứng lẫn người hỗ trợ cần phải hành động nhanh chóng. Theo đó, để giúp đẩy nhanh việc loại bỏ côn trùng ăn vào và giảm thiểu sự lây lan của độc tố, bệnh nhân cần được kích thích nôn mửa càng sớm càng tốt.
Một số kỹ thuật hỗ trợ nôn nhanh có thể áp dụng như uống nước mùn thớt hoặc móc họng. Đồng thời, cho bệnh nhân tăng cường uống nước để làm loãng chất độc đã hấp thụ cũng như tạo điều kiện bài tiết chúng qua nước tiểu.
Trong những trường hợp nghiêm trọng có kèm theo hiện tượng khó thở hoặc mất ý thức, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng. Đây là điều quan trọng vì tư thế nằm này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn đường thở do lưỡi hoặc chất nôn. Có thể xem xét tiến hành hô hấp nhân tạo, sau đó chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị toàn diện.
Đối với những trường hợp dị ứng côn trùng nhẹ có biểu hiện sưng tấy da và nổi mẩn ngứa, tình trạng giảm đau thường tự diễn ra một cách tự nhiên trong vòng vài giờ. Bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi tại chỗ và chườm đá để cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro tiến triển thành phản ứng sốc phản vệ có khả năng đe dọa tính mạng thì bệnh nhân cần phải được đưa vào trung tâm y tế gần nhất và can thiệp y tế ngay lập tức.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc Epinephrine, thuốc kháng histamine, corticosteroid, dịch truyền tĩnh mạch và oxy theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng tại nhà bằng phương pháp miễn dịch. Theo đó, bệnh nhân có thể được bác sĩ tiêm chất gây dị ứng vào cơ thể với liều lượng tăng dần, mục đích là giúp cơ thể thích nghi và đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng trong tương lai.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là không được chủ quan với các phương pháp miễn dịch. Mặc dù chất gây dị ứng giúp cơ thể thích nghi dần cũng như không gây ra các triệu chứng tương tự trong các lần tiếp theo nhưng nếu các chất độc trong côn trùng cao, nặng vẫn có thể gây ra dị ứng ở các dạng khác nhau.
Trong thế giới ẩm thực ngày nay, các món ăn được chế biến từ côn trùng đang ngày càng trở nên phổ biến như món đặc sản vùng miền. Vấn đề là những loại côn trùng này chưa được kiểm định an toàn cũng như xác định không gây độc cho cơ thể. Do đó, để không xảy ra tình trạng bị dị ứng khi ăn côn trùng; đồng thời hạn chế tối đa biến chứng, mỗi cá nhân cần lưu ý:
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng dị ứng khi ăn côn trùng cùng những cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng tại nhà nhằm giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài nhanh nhất. Không được chủ quan với dị ứng côn trùng vì tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.