Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đường huyết là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Bất kỳ sự thay đổi nào trong mức đường máu đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc duy trì mức đường huyết ổn định là rất quan trọng, bằng cách dùng bảng chuyển đổi đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mức đường huyết của bản thân.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đơn giản về cách sử dụng bảng chuyển đổi đường huyết. Việc hiểu rõ các chỉ số và việc áp dụng chúng vào thực tế bạn có thể chủ động kiểm soát mức đường huyết nhằm để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy cùng theo dõi ngay bạn nhé!
Đường huyết, hay còn gọi là glucose trong máu, là nguồn năng lượng chính được chuyển hóa từ thức ăn mà cơ thể hấp thụ. Ở người khỏe mạnh, mức đường huyết được đo trong các tình huống khác nhau thường dao động như sau:
Mức đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, tình trạng bệnh lý, căng thẳng, thuốc đang sử dụng, tuổi tác, tình trạng mất nước, chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng rượu bia và mức độ hoạt động thể chất. Vì vậy, chỉ số đường huyết có thể thay đổi trong suốt cả ngày và được xem là an toàn nếu chỉ số đường huyết đo được vào buổi sáng dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) ở người khỏe mạnh.
Tăng đường huyết
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng glucose trong máu vượt quá mức bình thường, dẫn đến sự tích tụ glucose dư thừa trong các mô cơ thể. Người bệnh sẽ có thể biểu hiện triệu chứng khi chỉ số đường huyết lớn hơn 11,1 mmol/L (200 mg/dL). Nguyên nhân chính của tăng đường huyết thường là do sự mất cân bằng insulin, làm giảm khả năng điều hòa glucose trong máu.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường trong máu giảm thấp hơn mức bình thường, cụ thể là dưới 3,9 mmol/L (70 mg/dL) gây ra thiếu hụt glucose, dẫn đến các rối loạn trong cơ thể. Hạ đường huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm làm việc hoặc tập luyện quá sức, ăn uống không điều độ, bỏ bữa, bị ốm hoặc sử dụng chất kích thích khi đói.
Cả tình trạng tăng và hạ đường huyết đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bằng cách dùng bảng chuyển đổi đường huyết, sẽ giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời để đưa mức đường huyết trở về ngưỡng bình thường.
Đường huyết (glucose máu) là dạng năng lượng được chuyển hóa từ thức ăn mà cơ thể sử dụng. Glucose là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy hoạt động của các tế bào, không có cơ quan nào trong cơ thể hoạt động mà không cần glucose. Vì vậy, mức độ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể được biểu thị thông qua chỉ số đường huyết.
Hiện nay, chỉ số đường huyết có thể được đo bằng hai đơn vị phổ biến là mmol/L và mg/dL. Mỗi hệ đo lường có cách tính toán và kết quả khác nhau, do đó, việc hiểu cách chuyển đổi giữa các đơn vị là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng các công thức quy đổi như sau: mg/dL = mmol/L x 18.
Bảng chuyển đổi đường huyết là công cụ hữu ích để giải thích kết quả hiển thị trên máy đo đường huyết. Hiểu các mức đường huyết khác nhau là rất quan trọng vì sự thay đổi trong lượng đường máu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là các chỉ số đường huyết lúc đói và ý nghĩa của chúng:
Mức đường huyết từ 70 đến 99 mg/dL (3,9 đến 5,5 mmol/L)
Mức này được xem là bình thường đối với người không mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức đường huyết lý tưởng có thể thấp hơn, từ 70 đến 90 mg/dL, liên quan đến nguy cơ thấp hơn của tiền tiểu đường. Một chút biến động trong mức đường huyết là điều bình thường, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số này. Do đó, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống.
Mức đường huyết từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L)
Mức đường huyết lúc đói trong phạm vi này có thể cho thấy tiền tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn nằm trong phạm vi này, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lối sống và ổn định mức đường huyết.
Mức đường huyết từ 126 mg/dL trở lên (7,0 mmol/L trở lên)
Mức đường huyết dao động trong khoảng này có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Mức đường huyết cao kéo dài có thể cho thấy sự rối loạn trong việc điều chỉnh glucose máu. Thay đổi lối sống như tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Mức đường huyết thấp hơn 70 mg/dL (dưới 3,9 mmol/L)
Mức đường huyết thấp hơn 70 mg/dL là dấu hiệu của hạ đường huyết. Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung đường ngay lập tức hoặc tìm đến cơ sở y tế gần nhất để nhận sự hỗ trợ cần thiết.
Bảng cách dùng bảng chuyển đổi đường huyết có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và chủ đồng điều chỉnh mức đường huyết trong khoảng an toàn. Việc hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số đường huyết giúp sớm phát hiện, xử trí kịp thời tình trạng bệnh liên quan đến đường huyết. Đừng quên kiểm tra thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để quản lý đường huyết tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.