Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mất ngủ khi mới mang thai đang khiến bạn trở nên lo lắng hơn về thai kỳ và sức khoẻ của con bạn. Vậy bà bầu bị mất ngủ do đâu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người không riêng gì phụ nữ mang thai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng mất ngủ khi mới mang thai và những giải pháp giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Mất ngủ là tình trạng thường gặp và là nỗi lo lắng của nhiều bà bầu khi mang thai. Tình trạng mất ngủ có biểu hiện khác nhau ở mỗi bà bầu và phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Một số triệu chứng của chứng mất ngủ khi mang thai bao gồm:
Tình trạng mất ngủ thường gặp ở giai đoạn đầu thai kỳ và muộn hơn khi đến ngày dự sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng và thời gian mất ngủ sẽ khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người mẹ. Một số người không bị mất ngủ, nhưng ngủ nhiều hơn khi mang thai, hoặc một số người bị mất ngủ trong suốt thai kì.
Bất kể bạn bị mất ngủ ở mức độ nào khi mang thai, bạn nên thông báo chi tiết tình trạng mất ngủ khi mang thai của mình với các bác sĩ. Bởi nếu tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.
Ốm nghén là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở phụ nữ khi mang thai. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ốm nghén khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Đối với một số mẹ bầu, chứng mất ngủ được cải thiện sau khi trải qua giai đoạn ốm nghén.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi lớn. Sự thay đổi này khiến cho cơ thể mẹ bầu bị đảo lộn nhịp sống hàng ngày. Có người dễ đi vào giấc ngủ nhưng khi mang thai lại khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố thường ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ khi mang thai. Biểu hiện dễ thấy nhất là hay căng thẳng, dễ nóng giận, tính khí thất thường…, dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ khi mang thai.
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ, đặc biệt là ở chân và bàn chân, khiến bà bầu bị mất ngủ thường xuyên và kéo dài khi mang thai. Do sự thay đổi của nồng độ ure trong máu, cũng như sự thay đổi về hình dáng, cân nặng có thể gây áp lực nhiều lên chân của bà bầu, gây ra hiện tượng chuột rút co cứng.
Gần cuối thai kỳ, ngoài hiện tượng chuột rút, bà bầu còn có thể bị đau thắt lưng, nhức mỏi người, đau khớp háng…, khiến cơ thể mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
Hay tiểu đêm thường làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu và khiến mẹ khó có được giấc ngủ ngon và sâu. Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu đêm là do thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ có thể đè lên bàng quang của mẹ khiến mẹ đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Một số trường hợp bà bầu có thể đi tiểu nhiều hơn 10 lần trong một đêm nên giấc ngủ ngắt quãng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Vì trong quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai, bà bầu dễ bị kích động về mặt tinh thần và cảm xúc hơn bình thường. Căng thẳng và những cơn nóng nảy vào ban ngày thường cản trở giấc ngủ. Nếu bà bầu thường suy nghĩ, căng thẳng trước khi đi ngủ có thể khiến tình trạng mất ngủ khi mới mang thai trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bà bầu thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển của thai nhi. Để khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai, chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp giúp cân bằng nhịp sống hàng ngày ổn định hơn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất và tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. So với người bình thường, bà bầu có dạ dày rất nhạy cảm và hoạt động rất chậm chạp. Do đó, tình trạng chướng bụng có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm gây khó tiêu. Hãy uống nhiều nước trong ngày và hạn chế uống nước ngay trước khi đi ngủ. Đồng thời, uống ít trà, cà phê, nước ngọt và các đồ uống gây khó ngủ.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu, thiền…, giúp cơ thể vận động để giảm thiểu các cơn đau và chuột rút về đêm. Kéo theo đó là trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ giảm sản sinh ra các hormone gây căng thẳng, giúp bạn cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn. Nhờ đó, giấc ngủ khi mang thai được cải thiện tốt hơn tránh được tình trạng mất ngủ khi mang thai.
Những thông tin của bài viết trên đây đã lý giải chi tiết về hiện tượng bà bầu bị mất ngủ khi mới mang thai. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng mất ngủ của mình và có biện pháp khắc phục sớm để cả mẹ và bé có một sức khoẻ thật tốt.
Xem thêm:
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.