Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách làm giảm đau xương chậu tại nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ như thế nào?

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau vùng chậu không chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang thai mà nam giới cũng mắc phải. Biểu hiện đau lưng, đau vùng xương chậu ở phía trước, bên trái hoặc bên phải. Cơn đau xuất phát từ nhiễm trùng, sự bất thường của các cơ quan trong xương chậu hoặc cơn đau xuất phát từ xương chậu. Đọc tiếp bài viết để biết các cách làm giảm đau xương chậu.

Đau xương chậu là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng chậu và mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy cách làm giảm đau xương chậu như thế nào?

Đau xương chậu là gì?

Đau xương chậu thường xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông. Cơn đau có thể:

  • Xuất hiện đột ngột, dữ dội, đau nhói, đau giống như chuột rút (cấp tính).
  • Đau âm ỉ liên tục hoặc xuất hiện nhiều lần (mạn tính).

Đau vùng chậu được coi là bệnh mãn tính khi kéo dài ít nhất 6 tháng trở lên. Cơn đau này thường không có vị trí cụ thể mà đau lan ra khắp vùng xương chậu. Đau xương chậu mãn tính có thể do các tổn thương cục bộ gây ra hoặc đo các bệnh khác gây ra, thậm chí xuất phát ngoài vùng chậu.

Thông thường, cơn đau vùng chậu ở phụ nữ xuất hiện theo chu kỳ cùng với chu kỳ kinh nguyệt hoặc rụng trứng. Cơn đau có thể tăng dần cường độ theo từng đợt. Ngoài ra, có thể xảy ra đau nhói ở vùng xương chậu khi chạm vào kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, tiểu ra máu, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục,... Nếu bị đau vùng chậu nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để khám và kiểm tra vùng xương chậu.

Cách làm giảm đau xương chậu tại nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ như thế nào? 1
Đau xương chậu thường xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, giữa xương hông

Cách trị đau xương chậu tại nhà

Các phương pháp dưới đây cho phép bệnh nhân bị đau vùng chậu có thể tự điều trị tại nhà:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Như acetaminophen là cách đầu tiên để giảm đau vùng chậu. Bệnh nhân có thể sử dụng ibuprofen nếu cơn đau nặng hơn. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Bệnh nhân có thể chườm nóng hoặc lạnh lên vùng đau. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau tạm thời và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
  • Thay đổi tư thế ngồi: Tư thế ngồi không đúng sẽ khiến cơn đau vùng chậu trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên ngồi nghiêng về phía trước để giảm áp lực lên xương chậu.
  • Xông hơi: Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn, cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau vùng chậu. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như hoa nhài, hoa cúc, dầu tràm,... để giúp cơ thể thư giãn.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung: Thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, sắt, magie,... rất cần thiết để ngăn ngừa đau vùng chậu.
  • Xoa bóp vùng đau: Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng đau cũng giúp giảm đau vùng chậu.
  • Bài tập giảm đau vùng chậu: Tập hít thở sâu và thở ra, thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để giúp giảm triệu chứng đau vùng chậu.
  • Giảm căng thẳng: Nghỉ ngơi hợp lý hoặc thiền, yoga và thậm chí các bài tập thở sâu góp phần giúp giảm căng thẳng. Một phần, giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon hơn.
Cách làm giảm đau xương chậu tại nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ như thế nào? 2
Thay đổi tư thế ngồi đúng để giảm đau vùng chậu 

Cách làm giảm đau xương chậu theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu cơn đau xuất hiện ở mức độ nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Một số cách làm giảm đau xương chậu thường được bác sĩ chỉnh định như sau:

Cách làm giảm đau xương chậu: Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc là cách làm giảm đau xương chậu phổ biến nhất và được áp dụng đầu tiên:

  • Thuốc giảm đau: Như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm một số cơn đau vùng chậu. Đôi khi cần thuốc giảm đau theo toa như thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc giảm đau hiếm khi giải quyết triệt để được vấn đề đau vùng chậu.
  • Điều trị bằng hormone: Trong trường hợp này, thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc nội tiết tố khác có thể giúp giảm đau vùng chậu.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng gây đau vùng chậu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích cho chứng đau mãn tính. Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline và Nortriptyline có tác dụng giảm đau và chống trầm cảm. Thuốc cũng giúp cải thiện chứng đau vùng chậu mãn tính ở những phụ nữ không bị trầm cảm.
  • Thuốc giãn cơ: Những loại thuốc này thường giúp giảm co thắt cơ vùng chậu từ đó giảm đau hiệu quả.

Lưu ý việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách làm giảm đau xương chậu: Phẫu thuật

Trong một số trường bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật:

  • Phẫu thuật kết hợp xương trong trường hợp gãy xương chậu. Các trường hợp nứt hoặc gãy xương chậu có thể được điều trị bảo tồn bằng nẹp hoặc các phương pháp cố định khác.
  • Phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung, cố định thoát vị,… được chỉ định cho từng nguyên nhân, dẫn đến đau vùng chậu mãn tính và nghiêm trọng.

Các phương pháp khác làm giảm đau xương chậu

Bên cạnh điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì những phương pháp dưới đây có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn:

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập giãn cơ, xoa bóp và các kỹ thuật thư giãn khác có thể cải thiện cơn đau vùng chậu. Đôi khi các nhà trị liệu điều trị bằng cách nhắm vào các điểm đau cụ thể thông qua việc sử dụng một dụng cụ gọi là kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS).
  • Kích thích thần kinh (kích thích tủy sống): Phương pháp cấy ghép một thiết bị chặn đường dẫn truyền thần kinh, từ đó tín hiệu đau không thể truyền đến não. Phương pháp này có thể hữu ích tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng chậu.
  • Tiêm thuốc vào chỗ đau: Nếu phát hiện những điểm đau cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn tiêm thuốc tê vào những điểm đau này. Phương pháp này có tác dụng gây tê cục bộ lâu dài, có thể ngăn ngừa đau đớn và giảm bớt sự khó chịu.
  • Tâm lý trị liệu: Nếu cơn đau liên quan đến trầm cảm, lạm dụng tình dục, rối loạn nhân cách, hôn nhân có vấn đề hoặc khủng hoảng gia đình, bệnh nhân có thể được khuyên nên nói chuyện với nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần.
Cách làm giảm đau xương chậu tại nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ như thế nào? 3
Vật lý trị liệu có thể cải thiện cơn đau vùng chậu

Đau vùng chậu là tình trạng phổ biến ở nhiều người và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, có nhiều cách làm giảm đau xương chậu tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bạn nghi ngờ cơ thể có những bất thường trên cần đi khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Bài tập giảm đau xương chậu sau sinh

Đau vùng xương chậu sau lưng phản ánh bệnh gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm