Nước lá kim tiền thảo không chỉ là thức uống thanh mát, giải nhiệt mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh. Vậy bạn đã biết cách nấu nước lá kim tiền thảo chưa, nếu chưa hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá ngay sau đây.
Nước lá kim tiền thảo giúp thanh nhiệt cơ thể, mát gan và giải độc. Theo Đông y, loại nước này còn có hiệu quả lợi tiểu, chữa chứng nước tiểu sậm màu, tiểu buốt,... Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách nấu nước lá kim tiền thảo ngay nhé.
Nước lá kim tiền thảo có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu cách nấu nước lá kim tiền thảo bạn cần biết công dụng chính của thức uống này để dùng cho đúng, tránh làm hại sức khỏe. Theo các tài liệu y học cổ truyền để lại, kim tiền thảo có tác dụng với bệnh lý tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp và sỏi tiết niệu, sỏi thận, tiểu rắt,...
Vậy uống nước lá kim tiền thảo có công dụng gì? Nghiên cứu chứng minh nước lá kim tiền thảo nói riêng và dược liệu kim tiền thảo nói chung có công dụng:
Phòng ngừa và chữa bệnh sỏi thận
Các hoạt chất chống oxy hóa, flavonoid trong kim tiền thảo tác dụng ngăn chặn tích tụ, lắng đọng canxi trong đường tiết niệu và thận gây sỏi. Bên cạnh đó, kim tiền thảo còn giúp giảm nồng độ canxi trong nước tiểu, làm loãng nước tiểu để cặn canxi không bị đọng lại trong thận khi bài tiết, hạn chế nguy cơ sỏi thận hoặc các chứng sỏi tiết niệu khác.
Trong khi đó kim tiền thảo làm lợi tiểu, tăng lọc máu và tăng lượng nước tiểu nên khi uống nước lá kim tiền thảo bạn sẽ thấy nhanh buồn tiểu hơn, nước tiểu màu cũng nhạt hơn thông thường. Công dụng lợi tiểu mà kim tiền thảo đem lại sẽ làm bào mòn bề mặt viên sỏi trong thận, từ đó làm sỏi nhỏ dần theo thời gian và dễ bị đào thải hơn.
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị sỏi thận có sử dụng thuốc Tây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kết hợp nước lá kim tiền thảo với thuốc Tây y, không nên tự ý sử dụng làm giảm hiệu quả của thuốc và gây hại đối với sức khỏe.
Kháng viêm, kháng khuẩn
Đặc tính nổi bật của kim tiền thảo là khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nhờ hàm lượng tinh chất thực vật quý và chất chống oxy hóa dồi dào. Khi sử dụng kim tiền thảo bạn có thể giảm hiện tượng viêm nhiễm không mong muốn, đặc biệt là viêm bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, viêm cầu thận,... do bệnh lý sỏi thận gây nên. Ngoài ra kim tiền thảo còn làm dịu vị trí có sỏi thận, giảm tổn thương sâu hơn đến mô mềm ảnh hưởng đến chức năng, hiệu quả làm việc của thận.
Ổn định huyết áp
Nói đến tác dụng của cách nấu nước lá kim tiền thảo thì không thể không nói đến công dụng hạ huyết áp và ổn định huyết áp của dược liệu này. Nhờ hoạt động dưới 2 cơ chế tác động đến độ giãn nở thành mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm huyết áp và ổn định huyết áp nên kim tiền thảo rất tốt cho người bị cao huyết áp. Người bệnh có thể uống nước kim tiền thảo mỗi ngày để điều trị ổn định, lâu dài.
Cách nấu nước lá kim tiền thảo có khó không?
Cách nấu nước lá kim tiền thảo thực tế không hề khó, thậm chí đây còn là thức uống thanh nhiệt giải độc cực dễ nấu nữa đấy. Đối với cách làm này bạn có thể dùng kim tiền thảo tươi hoặc kim tiền thảo khô đều được. Nếu chọn dùng kim tiền thảo tươi bạn nên nhặt sạch lá sâu bệnh và phần bị hư hỏng còn kim tiền thảo khô cần ngâm rửa sạch bụi bẩn, lựa chọn loại kim tiền thảo khô chất lượng, không mốc để tránh làm hại sức khỏe khi dùng.
Bạn chuẩn bị 30 - 40g kim tiền thảo và nấu với 1 - 2 lít nước trong 10 phút và ủ thêm đến khi nguội để kim tiền thảo tiết hết chất có lợi ra nước. Nước lá kim tiền thảo bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng uống trong ngày hoặc để ở nhiệt độ phòng đều được.
Với cách nấu nước lá kim tiền thảo này bạn không nên thêm các dược liệu khác khi chưa được bác sĩ y học cổ truyền tư vấn vì kim tiền thảo mặc dù lành tính nhưng nếu kết hợp không đúng sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên dùng 30 - 40g kim tiền thảo cho mỗi lần nấu nước, không nên dùng nhiều hơn bởi theo khuyến cáo, sử dụng nhiều hơn 40g kim tiền thảo trong ngày gây nguy cơ đau bụng, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... rất cao.
Đối tượng nào không nên uống nước lá kim tiền thảo?
Như bạn đã biết, cách nấu nước lá kim tiền thảo không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí thức uống này còn rất đơn giản, chuẩn bị nguyên liệu và nấu trong 10 - 15 phút là xong. Có thể dùng nước lá kim tiền thảo uống trong ngày thay nước lọc thông thường nhưng với những đối tượng sau không nên uống nước lá kim tiền thảo.
Người tỳ hư, tiêu chảy: Đối tượng đang bị tỳ hư và tiêu chảy kéo dài tốt nhất nên tránh xa nước lá kim tiền thảo vì kim tiền thảo tính bình, khi uống có thể khiến hệ tiêu hóa dễ gặp vấn đề như đau bụng, chướng bụng,... và triệu chứng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.
Người đau dạ dày: Bệnh nhân bị đau dạ dày được khuyên nên uống kim tiền thảo sau bữa ăn nhưng theo các chuyên gia, đối tượng này nên tránh dùng kim tiền thảo vì dễ gây cồn cào, tái phát cơn đau quặn khó chịu, gây tiêu chảy hoặc đầy hơi,...
Người chưa có sự tư vấn từ bác sĩ: Nếu chưa được bác sĩ tư vấn về liều dùng, cách dùng nước lá kim tiền thảo thì bạn không nên uống tùy tiện. Việc lạm dụng, sử dụng kim tiền thảo vô tội vạ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là khi bạn đang uống thuốc Tây hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Trường hợp bạn muốn kết hợp giữa kim tiền thảo và thuốc Tây y cũng cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm nguy cơ biến đổi hoặc mất hiệu quả của thuốc đang uống.
Tóm lại cách nấu nước lá kim tiền thảo để uống hàng ngày không phức tạp, nguyên liệu cũng rất đơn giản, dễ tìm. Trong khi nấu nước lá kim tiền thảo bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng nước trong nồi, không nên đun quá cạn khiến mùi vị nước lá kim tiền thảo trở nên khó uống, làm bệnh nhân không kiên trì uống được trong thời gian dài.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.