Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách nhận biết các triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em

Ngày 26/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm giun là tình trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ em hiện nay. Các triệu chứng đau bụng giun thường gặp ở trẻ em như biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu máu,... Thậm chí nguy hiểm nhất là gây tử vong ở trẻ em. Đây là các dấu hiệu cảnh báo về bệnh nhiễm giun ở trẻ để nhận biết và điều trị kịp thời.

Bệnh đau bụng giun có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, phần lớn sẽ xảy ra ở trẻ nhỏ và đi kèm với các triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em. Khi giun xâm nhập vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau, chúng sẽ ký sinh bên trong đường ruột. Nếu số lượng giun nhẹ, các biển hiện nhiễm giun sẽ ít khi bộc lộ. Ngược lại, nếu bị nhiễm nặng, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình để nhận biết.

Quá trình giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ

Giun thuộc họ ký sinh trùng, chúng sống bám vào vật chủ để hút các chất dinh dưỡng từ vật chủ. Giun có con đường lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc với đất ô nhiễm, phân người, vật nuôi chứa giun, những thực phẩm có ấu trùng, thực phẩm có trứng sán như thịt bò, thịt lợn sống,...

[Chia sẻ] Cách nhận biết các triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em 1
Giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ em khi tiếp xúc với đất ô nhiễm

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm nên điều kiện tốt cho giun phát triển và gây ra một số bệnh cho con người. Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo và ăn các món tái sống có nhiều giun sán nên dễ sinh sôi, xâm nhập vào cơ thể con người. Thông thường, trẻ em dễ bị mắc giun sán do chưa có ý thức về vấn đề vệ sinh cá nhân, đồ vật bẩn, đất cát bẩn và không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.

Những loại giun thường gặp ở trẻ em

Hiện nay, có 4 loại giun thường gặp ở trẻ em đó là giun đũa, giun kim, giun móc và giun tóc.

Giun đũa

Loài giun đũa ký sinh chủ yếu ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng sẽ di chuyển theo phân ra bên ngoài môi trường gây ô nhiễm đất và nước. Sau đó, trứng giun đi qua thức ăn, nước uống,... vào miệng, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Giun đũa có thể gây ra tình trạng tắc ruột, áp xe gan và chúng còn chui vào đường mật.

Giun kim

Giun kim thường ký sinh chủ yếu ở ruột non. Chúng di chuyển qua ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn nên xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy hậu môn. Đường lây truyền của trứng giun kim sẽ từ hậu môn đến miệng, tay chân và quần áo. Khi trứng giun kim tiến vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

Giun móc

Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng của người. Miệng giun thường bám vào niêm mạc của ruột để bắt đầu hút máu. Giun cái đẻ trứng, trứng di chuyển cùng phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người qua việc ăn các loại rau sống, tay chân bẩn đưa lên miệng,...

Giun tóc

Giun tóc sẽ ký sinh ở ruột già của người. Đường lây nhiễm giun tóc là do ăn phải trứng giun ở thức ăn hoặc nước uống. Trứng giun tóc vào ruột phát triển dần thành giun trưởng thành.

Dấu hiệu và triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm giun ở trẻ em như đau bụng, ngứa hậu môn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,...

Đau bụng

Khi giun sán ký sinh và phát triển, bé có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóađau bụng do viêm nhiễm đường ruột. Bên cạnh đau bụng, trẻ có thể bị đi ngoài do ký sinh trùng rối loạn hệ bài tiết. Đau bụng âm ỉ thường là do giun kim hoặc giun tròn gây ra.

[Chia sẻ] Cách nhận biết các triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em 2
Trẻ thường xuyên đau bụng do giun gây ra

Ngứa hậu môn vào ban đêm

Giun kim sẽ hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, giun kim sẽ di chuyển đến hậu môn để sinh sản. Vì vậy, trẻ thường bị ngứa quanh hậu môn vào buổi đêm.

Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Dấu hiệu nhận biết bé bị giun là thường xuyên đau bụng và cơ thể mệt mỏi. Sau khi giun tiến vào cơ thể, giun sán sẽ bắt đầu ký sinh ở nhiều vị trí trong ruột. Chúng sẽ hút toàn bộ chất dinh dưỡng trong thức ăn khiến trẻ bị thiếu chất, mệt mỏi và xanh xao.

Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa

Khi xâm nhập vào cơ thể, giun sán hoặc ký sinh trùng sẽ ký sinh ở ruột, phá hủy niêm mạc và gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp trẻ có thể bị tiêu chảy mãn tính. Hiện tượng nhận biết là phân lúc đặc, lúc lỏng và có thể thấy giun kim ở phân hoặc hậu môn. 

Đau cơ bắp và khớp

Trẻ thường xuyên cảm thấy đau cơ bắp, khớp, mệt mỏi khi ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý.

Trẻ hay nghiến răng

Khi ký sinh trùng di chuyển trong cơ thể, chúng sẽ tự thải ra các chất độc. Các chất này gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh nên gây tình trạng nghiến răng.

Trẻ gặp vấn đề về da

Da bé xuất hiện một số vấn đề cũng có thể là do bị giun. Khi giun sán ký sinh, cơ thể bé có thể bị viêm da, phát ban, nổi mẩn và dị ứng bất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh thải ra chất độc gây tăng nồng độ bạch cầu ở máu dẫn đến nổi mẩn, viêm loét hoặc các chấn thương khác.

Ngoài dấu hiệu đau bụng giun, trẻ còn có thể xuất hiện các hiện tượng khác như:

  • Thèm ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân hoặc vẫn còi cọc.
  • Trẻ hay cảm thấy khó chịu và thay đổi các hoạt động hàng ngày.
  • Xuất hiện các mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo ở bé gái.
  • Cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất.
  • Có kèm máu ở phân hoặc biểu hiện thở khó khăn, khò khè và ho khan. 

Phương pháp điều trị đau bụng giun ở trẻ em

Để hạn chế triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em, phụ huynh cần phòng ngừa cẩn thận và điều trị kịp thời cho trẻ. 

[Chia sẻ] Cách nhận biết các triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em 3
Điều trị và phòng ngừa đau bụng giun ở trẻ em

Những phương pháp hiệu quả trong việc điều trị giun ở bé:

  • Tẩy giun gấp cho trẻ nếu phân có trứng giun hoặc có biểu hiện đi ngoài kèm giun, nôn ra giun và ngứa ngáy hậu môn.
  • Tẩy giun định kỳ và sử dụng thuốc có đa tác dụng với nhiều loại giun, ít ngộ độc và ít tác dụng phụ. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi, tẩy giun 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Trẻ em trên 1 tuổi nên được tẩy giun định kỳ.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi đại tiện và tiểu tiện.
  • Ăn chín, uống sôi, không cho trẻ bò lê dưới đất, không để trẻ cắn móng tay, không đi chân đất để tránh cho ấu trùng giun móc chui qua da.
  • Nên đưa trẻ đi khám khi xuất hiện biến chứng như áp xe gan, nhiễm trùng đường mật, tắc ruột,... hoặc bị nhiễm giun lươnnhiễm giun chỉ, giun đũa chó mèo,...

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu về triệu chứng đau bụng giun ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ cần lưu ý hơn về vấn đề tẩy giun định kỳ và theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên hơn. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm