Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay nhiều gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tự trang bị máy đo chỉ số đường huyết tại nhà để tiện theo dõi. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng máy khác nhau dẫn đến đơn vị đo chỉ số đường huyết không đồng nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính chỉ số đường huyết đơn giản tại nhà chính xác nhất.
Những dòng máy kiểm tra sức khỏe tại nhà như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết được bán rất thông dụng. Trong đó máy đo đường huyết từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ có đơn vị đo khác nhau. Vậy cách tính chỉ số đường huyết theo đơn vị chuẩn như nào?
Chỉ số đường huyết (GI) là một con số cho bạn biết tốc độ cơ thể bạn chuyển hóa carbohydrate trong thực phẩm thành glucose. GI là một cách để xếp hạng các loại thực phẩm chứa carbohydrate theo thang điểm từ 1 đến 100 dựa trên mức độ chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Hai loại thực phẩm có cùng lượng carbohydrate có thể có số GI khác nhau. Con số càng nhỏ, thì thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.
Chỉ số đường huyết trong cơ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại thực phẩm nạp vào cơ thể, các hoạt động thể chất,…Trong mọi hoàn cảnh và thể trạng riêng của mỗi người mà sẽ có ngưỡng an toàn khác nhau.
Mức đường huyết sau ăn bình thường là dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L), lúc đói là từ 70 mg/dL (3,9 mmol/L) đến 100 mg/dL (5,6 mmol/L). Nếu chỉ số đường huyết từ 140 đến 199 mg/dL (7,8 - 11 mmol/L) cho thấy bạn có thể bị tiền tiểu đường. Chỉ số đường huyết trên 126 mg/dL hoặc cao hơn có thể chỉ ra bệnh tiểu đường.
Cách tính chỉ số đường huyết tại nhà thường được thực hiện bằng cách sử dụng máy đo đường huyết cá nhân. Đây là một thiết bị đơn giản giúp bạn theo dõi mức đường trong máu của mình. Dưới đây cách tính chỉ số đường huyết tại nhà:
Trước khi bắt đầu đo cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô tay hoàn toàn. Điều này giúp đảm bảo độ chính xác của kết quả đo và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chuẩn bị máy đo đường huyết, que thử đường huyết, kim chích (thường đi kèm máy đo), bông gòn và cồn y tế để lau sạch vị trí lấy máu. Lắp que thử vào máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số máy sẽ tự động khởi động khi que thử được gắn vào.
Sử dụng kim chích để chích một giọt máu từ đầu ngón tay. Thông thường, bạn nên chích vào phía bên ngón tay để giảm cảm giác đau.Nặn nhẹ để tạo một giọt máu rồi đưa giọt máu vào đầu que thử đã gắn trên máy. Máy sẽ tự động bắt đầu đo lường, bạn cần chờ vài giây để máy hiển thị kết quả trên màn hình. Sau đó dọn dẹp dụng cụ cẩn thận, vứt kim đã sử dụng thùng rác và rửa lại tay.
Tuy nhiên, mọi người cần chú ý đến đơn vị đo của máy đo chỉ số đường huyết. Vì hiện nay các máy đo đường huyết trên thị trường sử dụng hai đơn vị là mmol/L và mg/dL. Cả hai đơn vị đo này đều được dùng để đo nồng độ glucose máu.
Sự khác biệt giữa đơn vị mmol/L và mg/dL nằm ở cách diễn đạt nồng độ glucose trong máu. Đây là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo mức đường huyết. Đơn vị mmol/L thuộc hệ thống quốc tế (SI), thường được sử dụng ở châu Âu, Canada và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Milimol là một đơn vị đo lường số lượng phân tử. Khi đo đường huyết, nó cho biết có bao nhiêu milimol của glucose trong mỗi lít máu.
Còn đơn vị mg/dL là đơn vị đo lường phổ biến hơn ở Hoa Kỳ. Miligam là đơn vị khối lượng, còn decilit (dL) là đơn vị thể tích (1 decilit = 0,1 lít). Đơn vị này cho biết có bao nhiêu miligam glucose trong mỗi decilit máu.
Cách chuyển đổi giữa hai đơn vị:
Biết được cách chuyển đổi giữa hai đơn vị này rất quan trọng nếu bạn cần so sánh hoặc chia sẻ thông tin về mức đường huyết với những người sử dụng hệ thống đơn vị khác nhau.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết và kết quả đo chỉ số đường huyết tại nhà. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà mọi người nên lưu ý:
Trên đây là hướng dẫn cách tính chỉ số đường huyết tại nhà nhanh và chính xác. Đo đường huyết tại nhà giúp mọi người quản lý mức đường huyết tốt hơn thông qua việc đo đường huyết đều đặn và kiểm soát các hoạt động sống hằng ngày. Nếu bạn thấy mức đường huyết có sự thay đổi bất thường hoặc có các triệu chứng không rõ nguyên nhân, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.