Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose) trong cơ thể dưới mức 4mmol/L. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tử vong.
Lượng đường trong máu thấp là một tình trạng sức khỏe khá phổ biến có thể gặp ở cả người bị đái tháo đường lẫn người bình thường. Tình trạng trên có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy lượng đường trong máu thấp được điều trị như thế nào?
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, chủ yếu đến từ carbohydrate trong thức ăn, đồ uống mà con người tiêu thụ. Khi tiêu thụ thức ăn, đường sẽ chuyển hóa vào máu, sau đó máu sẽ mang glucose đến tất cả các tế bào trong cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ tiết ra Insulin - một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, là yếu tố quan trọng giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh
Lượng đường trong máu thấp hơn so với mức bình thường có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng trên thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1 đang sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng bệnh. Điều này xảy ra do lượng insulin dư thừa mà cơ thể tự sản xuất hay do sử dụng insulin tổng hợp để điều trị tiểu đường.
Một nghiên cứu cho thấy 4 trong số 5 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và gần một nửa số người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sử dụng insulin báo cáo bị hạ đường huyết ít nhất một lần trong khoảng thời gian bốn tuần.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc uống điều trị tiểu đường meglitinide hoặc sulfonylurea cũng có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn. Người khỏe mạnh cũng có thể bị hạ đường huyết nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.
Hạ đường huyết đối với hầu hết những người mắc tiểu đường là khi lượng đường trong máu xuống dưới 70mg/dL hoặc 3,9mmol/L. Còn hạ đường huyết đối với những người không mắc bệnh tiểu đường là khi lượng đường trong máu xuống dưới 55mg/dL hoặc 3,1mmol/L.
Nếu lượng đường trong máu thấp dưới mức bình thường, nó sẽ gây ra một số triệu chứng triệu chứng đối với của thể. Các triệu chứng của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) có thể bắt đầu nhanh chóng và khác nhau ở mỗi người bao gồm:
Nếu lượng đường trong máu quá thấp, não của bạn có thể không hoạt động như bình thường, người bệnh lúc này có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:
Hạ đường huyết nghiêm trọng rất nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng do đó cần được điều trị y tế ngay lập tức. Hạ đường huyết nghiêm trọng không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê thậm chí là tử vong.
Bạn cũng có thể bị hạ đường huyết khi ngủ (hạ đường huyết về đêm) với các triệu chứng có thể bao gồm: Ngủ không ngon, đổ mồ hôi, khóc khi ngủ, gặp ác mộng, cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng hoặc bối rối sau khi thức dậy.
Một số người bị tiểu đường có thể có triệu chứng hạ đường huyết ở mức glucose tương đối thấp. Điều này thường gặp ở người bệnh bị tăng đường huyết mãn tính, lúc này cơ thể đã quen với mức đường huyết thấp đó và coi nó như là mức "bình thường".
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) của bạn xuống quá thấp khiến các chức năng của cơ thể không thể tiếp tục. Một số lý do khiến lượng đường trong máu thấp bao gồm:
Những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp ở người mắc bệnh tiểu đường bao gồm:
Hạ đường huyết ở những người không bị tiểu đường ít phổ biến, nguyên nhân có thể bao gồm:
Nhịn đói kéo dài
Đối với phần lớn những người không bị tiểu đường, việc nhịn ăn trong thời gian ngắn không dẫn đến hạ đường huyết. Điều này là do cơ thể sử dụng hormone và glucose dự trữ để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên khi nhịn đói kéo dài, lượng glucose dự trữ mà cơ thể cần để tạo ra glucose bị sử dụng hết, lúc này sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
Tiêu thụ quá nhiều rượu
Rượu ngăn cơ thể hình thành các tế bào glucose mới (gluconeogenesis), nếu uống quá nhiều rượu trong nhiều ngày mà không ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa hết glucose dự trữ trong gan (glycogen) và dẫn đến hạ đường huyết.
Suy thượng thận
Suy thượng thận gây ra mức cortisol thấp hơn bình thường khiến cho cơ thể bị hạ đường huyết. Điều này là do cortisol - một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách tăng lượng đường, nên mức cortisol thấp có thể dẫn đến các cơn hạ đường huyết.
Sản xuất quá mức insulin
Hạ đường huyết do khối u không phải tế bào đảo tụy (NICHT) là một hội chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do giải phóng quá nhiều yếu tố tăng trưởng giống insulin 2 (IGF - 2). Đây là một loại hormone có tác dụng tương tự như insulin, quá nhiều IGF - 2 có thể gây hạ đường huyết.
Thuốc
Trong một số trường hợp hiếm gặp, các loại thuốc không liên quan đến bệnh tiểu đường có thể dẫn đến hạ đường huyết, chẳng hạn như thuốc chẹn beta và một số loại kháng sinh .
Một số bệnh nghiêm trọng
Các bệnh về gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận và bệnh tim tiến triển có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng có thể khiến cơ thể bạn không bài tiết thuốc đúng cách. Điều này dẫn đến làm giảm lượng đường trong máu do tích tụ thuốc.
Điều trị tình trạng hạ đường huyết nhẹ đến trung bình bằng cách ăn hoặc uống đường (carbohydrate). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo áp dụng “quy tắc 15 - 15” để điều trị tình trạng hạ đường huyết nhẹ đến trung bình. Quy tắc trên như sau:
Đối với trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, đòi hỏi người bệnh phải sử dụng glucagon khẩn cấp. Glucagon kích hoạt gan giải phóng glucose dự trữ, từ đó làm tăng lượng đường trong máu.
Dạng glucagon dùng có thể dưới dạng tiêm hoặc bột xịt mũi (thuốc xịt mũi khô), nếu glucagon là thuốc tiêm, hãy tiêm vào mông, cánh tay hoặc đùi của người bệnh. Nếu glucagon là thuốc bột nhỏ mũi, hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì để nhỏ vào lỗ mũi của họ.
Lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tử vong. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị nhanh chóng và kịp nhằm bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.