Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người gặp tình trạng mỏi chân vì các lý do khác nhau. Mỏi chân vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe tổng thể. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, hãy áp dụng ngay những cách trị mỏi chân khi ngủ dưới đây nhé!
Nhức mỏi tay chân có thể xảy ra vì những lý do đơn giản như vận động nhiều, đi đứng sai tư thế nhưng cũng có thể do chấn thương hay gặp các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhưng dù lý do là gì, mỏi chân kéo dài, nhất là diễn ra vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Vì vậy, áp dụng những cách trị mỏi chân khi ngủ dưới đây càng sớm càng tốt sẽ là cách để bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Mỏi chân là tình trạng rất thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Một số nguyên nhân dưới đây được cho là nguyên nhân chính gây mỏi chân khi ngủ:
Để giảm cảm giác khó chịu và có giấc ngủ ngon, bạn có thể áp dụng một số cách trị mỏi chân khi ngủ dưới đây:
Cách làm hết nhức bắp chân đơn giản nhất mà ai cũng có thể áp dụng hàng ngày. Nếu chân mỏi do đi đứng vận động nhiều, bạn nên ngâm chân trong nước mát. Nước mát có thể giúp co mạch máu, giảm các chất trung gian gây viêm, gây đau và sưng tấy cơ bắp.
Bạn nên ngâm chân trong nước ấm khi muốn thư giãn cơ bắp, kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến chân. Bạn có thể ngâm chân 10 - 15 phút trong nước muối hoặc nước thảo dược ngâm chân như: Gừng, hương nhu, quế chi, ngải cứu,… Đây đều là các nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ, có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích lưu thông máu, khử mùi hôi chân,… hiệu quả.
Bài tập kéo giãn cơ chân trước khi ngủ sẽ chữa nhức mỏi cơ thực sự hiệu quả khi bạn áp dụng thường xuyên. Một số bài tập kéo giãn cơ chân rất dễ thực hiện như:
Nếu bạn bị mỏi chân kèm triệu chứng đau nhức, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen, Naproxen. Tuy nhiên, bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được lạm dụng.
Có một số loại gel có thể giảm đau mỏi nhanh chóng với đặc tính thấm nhanh, giảm cơn đau cấp tính ngay sau khi bôi. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như: Salonpas Gel, Voltaren Emulgel 1%, Healit Vn Pharma, Voltogelmass, Zytee RB,…
Nếu bạn bị đau mỏi nặng và đi khám bác sĩ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau như: Diclofenac, Oxycodone, Morphine, Codeine, Fentanyl, Hydrocodone,… Tuy nhiên, những thuốc giảm đau mạnh này bạn không được tự ý sử dụng mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Xoa bóp chân giảm nhức mỏi giúp lưu thông khí huyết, làm mềm và giảm căng cơ, giảm nhức mỏi giúp bạn ngủ ngon hơn. Dưới bàn chân cũng có nhiều huyệt đạo kết nối với các cơ quan khác trong cơ thể. Bạn có thể nghiên cứu thêm về bấm huyệt kết hợp massage để cải thiện sức khỏe toàn diện.
Bạn có thể massage chân bằng tay hoặc sử dụng các máy massage chân chuyên dụng. Khi massage, bạn có thể kết hợp sử dụng tinh dầu để tăng hiệu quả giảm nhức mỏi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu sử dụng dầu nóng, không nên dùng lượng quá nhiều sẽ gây bỏng rát ngoài da.
Trong trường hợp biết rõ nguyên nhân gây mỏi do sưng viêm, bạn có thể áp dụng cách trị mỏi chân khi ngủ là chườm mát. Nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt sẽ giảm lưu thông máu đến chân, giảm các phản ứng gây sưng viêm và giảm cảm giác khó chịu. Ngoài giảm đau nhức mỏi, chườm mát còn giúp giảm cơ thắt cơ bắp, giảm tích tụ dịch lỏng, hạn chế triệu chứng viêm cấp tính. Khi chườm, tốt nhất bạn nên dùng túi chườm lạnh y tế. Nếu không có túi chườm, bạn có thể dùng khăn mềm ướp lạnh, khăn mềm bọc đá để chườm.
Mỏi chân do các nguyên nhân thông thường hầu hết sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu mỏi chân kéo dài làm mất ngủ thường xuyên, mỏi chân kèm triệu chứng đau nhức, tê buốt liên tục, tái đi tái lại, có xu hướng nghiêm trọng dần,… bạn cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Việc khám sớm, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian điều trị.
Trên đây là một số cách trị mỏi chân khi ngủ mà bạn có thể tham khảo. Tình trạng đau nhức chân tay hay mỏi chân khi ngủ nguyên nhân có thể là tác động bên ngoài hoặc nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác mỏi thoáng qua, mỏi chân theo cơn hoặc mỏi thường trực kéo dài. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài quá 1 tuần, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm bạn nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.