Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý khi bị dị ứng kiến bạn cần biết

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Kiến là một trong những côn trùng thường gặp và gây nhiều tác hại cho sức khỏe và cuộc sống. Tuy nhiên trứng kiến lại là một món ăn đặc sản của nhiều người. Vậy dị ứng trứng kiến phải làm sao? Có nguy hiểm không? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Kiến thực sự gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống con người. Đặc biệt những loại kiến như kiến lửa, kiến ba khoang có thể khiến bạn dị ứng và rất đau sau khi bị chúng cắn. Tuy nhiên trứng kiến lại là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích thưởng thức. Vậy liệu món ăn này có tốt không? Dị ứng trứng kiến nguy hiểm thế nào?

Kiến và những tác hại không ngờ

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể bắt gặp kiến thợ chuyên tìm kiếm thức ăn để mang về tổ nuôi kiến chúa và dự trữ lương thực. Tuy nhiên một số loại kiến khác có thể là mối nguy cho sức khỏe con người và vật nuôi. Kiến là sự tồn tại rất quan trọng trong chuỗi thức ăn xét về mặt sinh thái, nhưng bản thân chúng mang nhiều vi khuẩn gây hại:

  • Gây bệnh ở người: Một số vi khuẩn như Salmonella, E coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn có thể gây nên bệnh đậu mùa, kiết lỵ. Đặc biệt chúng có thể gây ra các biến chứng như viêm ruột, viêm phổi. Ngoài ra nọc độc của kiến còn gây sốc phản vệ ở người và động vật, nặng hơn là tử vong. Điều đáng ngại hơn là một số người thích ăn trứng kiến và gặp dị ứng trứng kiến. Chưa kể nếu gia đình có vật nuôi hay trẻ em thì đây là đối tượng rất dễ bị kiến cắn và có khả năng bị tổn thương trên da.
  • Hư hại đồ nội thất, vật dụng, thiết bị: Kiến bắt đầu sinh sản và nhân lên rất nhanh. Một khi chúng trú ngụ trong gia đình thì sức tàn phá của kiến rất lớn. Chúng có thể làm hỏng các đồ nội thất, vật dụng như loa, tủ lạnh, máy giặt, dây điện và các thiết bị khác. Đặc biệt chúng cực kỳ thích tàn phá các loại vật dụng làm từ gỗ bằng cách gặm nhấm, từ đó gỗ bị mục nát, ẩm. Những đàn kiến đen lại có mùi hôi rất khó chịu.
  • Gây ô nhiễm thức ăn: Kiến rất hảo ngọt. Chỉ cần bạn đặt để các món ăn ngọt ngào trên bàn thì có thể dẫn dụ kiến đến rất nhanh. Và một số trường hợp khi có sự trú ngụ của kiến trong nhà, bạn rất dễ gặp các phiền phức như món ăn nhanh chóng bị kiến bu và hư hại.
Dị ứng trứng kiến: Thông tin từ A đến Z mà bạn cần biết 1
Kiến mang lại nhiều tác hại cho con người

Tóm lại kiến là “những thợ săn” rất nguy hiểm. Chúng thường tụ tập theo đàn nên có sức gây hại lớn. Bạn buộc phải phòng ngừa kiến bằng nhiều biện pháp cũng như lưu giữ thực phẩm thật kỹ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình và đồ vật xung quanh.

Cách xử lý khi bị dị ứng trứng kiến

Trứng kiến là “đặc sản Tây Bắc” được nhiều người tò mò muốn thử. Mùa trứng kiến thường rơi vào cuối tháng 3 âm lịch. Trứng kiến được mang đi chế biến thành nhiều món ăn như trứng kiến rang, chả trứng kiến, xôi trứng kiến, bánh trứng kiến. Tuy nhiên chỉ có trứng kiến của kiến gai đen là ăn được.

Rất nhiều người tò mò và đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là món ăn tốt cho sức khỏe? Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trứng kiến gai đen giàu protein, phong phú axit amin và các nguyên tố vi lượng. Món ăn này cũng có nhiều vitamin như vitamin A, D, B1, E, B12 tốt cho sức khỏe. Nam giới ăn trứng kiến có thể cải thiện sinh lý, tăng cường năng lực, giúp trí óc tường minh.

Ăn trứng kiến gặp dị ứng trứng kiến rất dễ xảy ra. Bởi có thể đây là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng tuỳ vào cơ địa người tiêu thụ hay cách chế biến mà chúng tồn tại nhiều nguy cơ:

  • Sốc phản vệ: Trứng kiến gai đen có thành phần protein lạ như arginin, prolin, histidin. Từ đó cơ thể người gặp nhiều dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ. Những ai bị dị ứng có thể bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy. Nặng hơn người bị dị ứng sau một vài tiếng dẫn đến hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, phù mạch, ngất.
  • Nhiễm khuẩn có hại: Kiến có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau như nơi ẩm thấp, rừng núi do đó trứng kiến cũng có nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn. Khi ăn phải loại trứng kiến này, đây là cách chúng ta đưa vi khuẩn, ký sinh có hại vào cơ thể.
Dị ứng trứng kiến: Thông tin từ A đến Z mà bạn cần biết 2
Dị ứng trứng kiến gây nguy hiểm cho sức khoẻ

Tóm lại trứng kiến chính là món ăn có thể ăn được nhưng cần cẩn trọng. Nếu bạn là người hay dị ứng hải sản, sữa thì không nên ăn trứng kiến. Buộc phải chế biến sạch sẽ và chín kỹ để ăn. Ngay khi ăn xuất hiện những dấu hiệu lạ buộc phải dừng lại và đến cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra nếu bạn là người lần đầu ăn món ăn này thì chỉ nên ăn số lượng ít để xem phản ứng của bản thân.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn

Dị ứng trứng kiến là một trong những loại dị ứng mà chúng ta có thể gặp trong cuộc sống. Nhìn một cách tổng quan hơn thì việc dị ứng sau khi ăn những thực phẩm lạ là điều rất dễ xảy ra và chúng khá nguy hiểm. Vậy làm sao để phòng tránh dị ứng thực phẩm?

  • Quản lý thức ăn: Trước khi ăn những thực phẩm gì, bạn cần phải hiểu hơn về món ăn mình chuẩn bị thưởng thức. Hãy tra cứu thông tin và xem thành phần dinh dưỡng của chúng để tránh dị ứng với các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Luôn đề phòng sẽ bị dị ứng và chuẩn bị thuốc hay biện pháp phòng tránh.
  • Quan sát biểu hiện bản thân: Nếu sau khi ăn, bạn gặp các triệu chứng như viêm da, hen phế quản, sưng môi, đau bụng, nổi mẩn đỏ, khó thở thì phải dừng tiêu thụ và gặp bác sĩ ngay lập tức. Đừng quên kể lại món ăn đã thưởng thức để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán.
  • Ăn lành mạnh: Bạn có thể cho phép bản thân thưởng thức những món ăn ngon nhưng nên ăn các thực phẩm lành mạnh. Đó là rau củ, trái cây tươi, thịt động vật lành tính với hệ tiêu hoá. Không nên liều lĩnh ăn những món ăn độc lạ chỉ vì tò mò.
Dị ứng trứng kiến: Thông tin từ A đến Z mà bạn cần biết 3
Thận trọng với thức phẩm lạ trước khi ăn

Trên đây là những chia sẻ về dị ứng trứng kiến. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về điều này và có cho mình những thông tin cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi dị ứng thực phẩm. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm