Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng cơ đầu gối gây đau đớn và khó khăn cho sinh hoạt trong cuộc sống. Dưới đây là những thông tin về căng cơ đầu gối và những điều mà bạn cần biết.
Căng cơ đầu gối là một trong những căn bệnh thường gặp nhất của mọi người. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách chữa căng cơ đầu gối phù hợp để giảm bớt độ cứng ở đầu gối. Nếu vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu thêm những thông tin về tình trạng này nhé!
Trước hết cần hiểu rõ dây chằng ở đầu gối là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng và được cấu tạo từ phân tử Collagen dài và dai. Cấu trúc của khớp gối có 4 dây chằng bao gồm: Dây chằng bên trong giúp gối không bị xoay ra ngoài, dây chằng bên ngoài giúp gối không bị xoay vào trong, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau giúp gối không bị trượt ra sau.
Thông thường, các dây chằng sẽ liên kết với xương nhằm ổn định sụn khớp, từ đó giúp hoạt động đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi. Khi dây chằng bị giãn, chức năng liên kết khớp gối sẽ bị giảm khiến cho gối dần trở nên lỏng lẻo, phạm vi chuyển động của khớp gối cũng sẽ bị thu hẹp. Tình trạng căng cơ ở đầu gối là tình trạng các mô liên kết bên trong dây chằng bị kéo giãn quá mức nhưng vẫn chưa bị đứt hẳn gây viêm cơ, đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Căng cơ đầu gối là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này có thể kể đến như:
Thông thường, nếu bị căng cơ nhẹ thì thời gian hồi phục kéo dài khoảng 3 – 4 tuần là có thể vận động bình thường. Tuy nhiên nếu đầu gối bị căng cơ nặng hơn, người bệnh sẽ phải mất khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn để điều trị.
Trong thời gian này, việc điều trị có khỏi được hay không, có ngăn ngừa được biến chứng hay không còn phải tùy thuộc vào phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên và chế độ tập luyện đều đặn hằng ngày của bệnh nhân. Nếu chữa trị sai cách hoặc tập luyện không đúng cách, sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co từ đó khiến khớp gối khó trở về trạng thái bình thường.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết căng cơ ở đầu gối phổ biến nhất:
Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng này là tình trạng nhức dữ dội ở đầu gối, kéo dài trong vài giờ sau khi gặp chấn thương. Lúc này, đầu gối bị sưng to, bầm tím khiến người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ người khác hỗ trợ. Mức độ đau do căng cơ đầu gối nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tình trạng thấp khớp, tuổi tác và sự lão hóa của cơ thể.
Sau khoảng 2 – 3 tuần, triệu chứng đau và sưng ở đầu gối không còn, tuy nhiên dấu hiệu lỏng gối dần xuất hiện. Lúc này khi chạy nhanh, người bệnh rất dễ vấp ngã, khó trụ vững khi đứng bằng một chân có đầu gối bị tổn thương và sự linh hoạt kém dần.
Triệu chứng căng cơ đầu gối này càng dễ nhận biết đối với vận động viên thể thao hoặc người thường xuyên hoạt động thể chất như: Lực ở chân giảm đi nhiều, khó giữ thăng bằng khi xoay người…
Nếu giãn dây chằng ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng 5 biện pháp sau:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng căng cơ đầu gối và những điều mà bạn cần lưu ý. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...