Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt?

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ

Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Vì thế, sự quan tâm và theo dõi của phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ thường xuyên bị nôn hoặc tiêu chảy, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố như tiêu hóa yếu, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc nhiễm khuẩn nhẹ. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt, nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm.

Lý do trẻ nhỏ bị nôn, đi ngoài nhưng không sốt

Nôn trớ là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị bệnh tiêu chảy. Tình trạng này sẽ xuất hiện trước khi trẻ bắt đầu có biểu hiện đi ngoài phân lỏng. Thông thường, trẻ có thể nôn một vài lần hoặc thậm chí liên tục trong ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý là tình trạng này khác với nôn trớ thông thường. Bởi lúc này trẻ sẽ nôn chủ yếu là nước, chất điện giải và một lượng nhỏ thức ăn.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị nôn đi ngoài không sốt:

Rối loạn tiêu hóa

Trong những năm đầu của cuộc sống, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và dễ bị ảnh hưởng. Khi ăn món nào khác với ngày thường hoặc thực phẩm khó tiêu hóa sẽ dễ dẫn đến tình trạng "đình công" trong dạ dày, rối loạn hệ vi sinh đường ruột và rối loạn tiêu hóa từ đó gây ra nôn trớ và tiêu chảy.

Viêm dạ dày cấp hoặc sử dụng nhiều kháng sinh

Viêm dạ dày hoặc sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn đi ngoài không sốt. Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ đi ngoài với phân lỏng như nước, đặc và nhầy nhưng không có máu. Trong trường hợp sử dụng kháng sinh quá mức, trẻ cũng đi tiêu chảy ra phân sống, phân có mủ và máu, nhưng không đi kèm với sốt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt 1
Trẻ nhỏ bị nôn và đi ngoài có thể là do rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, tiêu chảy,...

Thực phẩm không hợp vệ sinh

Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy và nôn. Thực phẩm quá hạn, nhiễm nấm mốc, hoặc không được rửa sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ăn những thức ăn này sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, dẫn đến nôn và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, thói quen mút tay, bú bình hoặc chơi đồ chơi không vệ sinh cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ.

Tiêu chảy nhẹ

Nôn trớ thường liên quan mật thiết với bệnh tiêu chảy ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu tiêu chảy và nôn trớ kéo dài, thì cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải quan trọng như kali, natri, gây mất cân bằng và thậm chí gây hôn mê.

Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tiêu chảy và nôn trớ kéo dài ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng này sẽ khiến trẻ mất nước và chất điện giải. Mức độ ảnh hưởng của tiêu chảy và nôn trớ thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu của trẻ và thời gian kéo dài của bệnh.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt 2
Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, ảnh hưởng tiêu hóa, tổn thương não

Trong trường hợp tiêu chảy nhẹ, tình trạng mất nước thường không đáng kể và có thể tái cân bằng dễ dàng thông qua việc ăn uống. Khi tiêu chảy kéo dài và nghiêm trọng, kèm theo nôn trớ, tình trạng mất nước và chất điện giải sẽ tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương não: Mất nước và chất điện giải quá mức có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, gây ra co giật và tác động đến não bộ của trẻ.
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Tiêu chảy và nôn trớ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Bé có thể trở nên kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề như: Còi xương, tăng cân chậm, suy dinh dưỡng và phát triển kém.

Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây, thì mẹ cần đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Mệt mỏi và uể oải.
  • Miệng khô và cảm giác khát nước.
  • Nước tiểu màu vàng đậm và lượng tiểu ít hơn bình thường.
  • Không có hoặc rất ít nước mắt khi khóc.
  • Da khô và không đàn hồi.

Nên làm gì khi trẻ đi ngoài, kèm nôn trớ nhưng không sốt?

Khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ và tiêu chảy, cha mẹ cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sau để giúp bé ổn định và nhanh chóng hồi phục:

Cho trẻ nghỉ ngơi đúng cách

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và ham chơi, nhưng khi bị tiêu chảy, cơ thể của bé cần thời gian để hồi phục. Mẹ cần kiểm soát và hạn chế hoạt động của bé sau khi ăn xong để tránh tình trạng buồn nôn, hạn chế trào ngược thức ăn trong dạ dày.

Bù nước và chất điện giải cho bé

Trẻ bị nôn trớ và tiêu chảy kéo dài thường mất nước và chất điện giải quan trọng. Cha mẹ cần bù nước thường xuyên cho bé. Một trong những dung dịch thường được sử dụng là Oresol. Liều lượng cụ thể bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp số lần đi ngoài của trẻ chỉ khoảng 2 - 3 lần/ngày, bố mẹ có thể sử dụng nước sôi để nguội. Tuyệt đối không cho bé uống nước ngọt hoặc đồ có gas, sữa chứa lactose.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt 3
Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bổ sung chất điện giải

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cha mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con để đảm bảo bé có đủ năng lượng và dinh dưỡng. Bao gồm chất béo, tinh bột, rau củ, và chất đạm. Với trẻ sơ sinh, việc tăng lượng cữ bú trong ngày sẽ giúp bổ sung đủ dinh dưỡng sau khi mất nước và chất điện giải. Đối với trẻ ăn dặm, bạn cần hạn chế đồ cay nóng và thực phẩm nặng mỡ. Thức ăn nên được chế biến mềm để hỗ trợ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc tiêu chảy cẩn thận

Việc sử dụng thuốc tiêu chảy cần được thực hiện dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, vì chúng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Trước khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Tóm lại, việc chăm sóc trẻ bị nôn đi ngoài không sốt đòi hỏi sự quan tâm và kiên nhẫn của mẹ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc tình trạng không cải thiện, thì phụ huynh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin