Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Ngày 01/09/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm máu là phương pháp đánh giá tình trạng sức khỏe cơ bản, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Hầu hết trẻ em hiện nay đều được xét nghiệm máu ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?

Trên thực tế, kết quả xét nghiệm máu được dùng để đánh giá nhiều chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần đến các thành phần máu và các nhóm chất khác nhau trong máu. Vì vậy, việc trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không còn phụ thuộc vào mục đích của phương pháp xét nghiệm máu.

Nếu được yêu cầu xét nghiệm máu trong các trường hợp dưới đây, phụ huynh nên cho trẻ nhịn ăn để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Cụ thể:

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết nhằm kiểm tra sự thay đổi của lượng đường trong máu. Từ đó, chẩn đoán được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay các chứng bệnh gây hạ đường huyết. Trong khi đó, việc ăn trước khi xét nghiệm có thể làm gia tăng lượng đường một cách tạm thời. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ nhịn ăn từ 8 - 10 giờ và chỉ uống nước lọc để bác sĩ đánh giá được chính xác nhất tình trạng bệnh.

Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 1
Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không

Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm mỡ máu thường được chuyên gia y tế chỉ định để định lượng các loại chất béo trong máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng chất béo xấu và triglycerid tăng cao bất thường thì rất có thể người bệnh đã mắc bệnh rối loạn mỡ máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng về tim mạch vô cùng nguy hiểm.

Vậy trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Đối với trường hợp cần xét nghiệm mỡ máu, tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ nhịn ăn từ 8 - 10 tiếng đồng hồ.

Xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu

Xét nghiệm sắt là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất ở trẻ em, nhằm chẩn đoán mức độ thiếu máu, thiếu sắt,… Nếu để trẻ hấp thụ các loại thức ăn chứa một lượng lớn chất sắt như: Hải sản, thịt bò, rau cải xoong,... thì rất có thể kết quả sẽ không chính xác.

Do đó, bên cạnh khuyến cáo nên nhịn ăn trước 8 - 10 tiếng đồng hồ, phụ huynh cũng không nên cho trẻ sử dụng các loại vitamin bổ sung chất sắt trước khi lấy mẫu 24 giờ.

Xét nghiệm chức năng gan

Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn chức năng gan, tổn thương gan do cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Vàng da, sụt cân, chán ăn, kém hấp thu,… bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm chức năng gan. Cũng giống như những loại xét nghiệm trên, mẹ nên cho trẻ nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài trước khi lấy máu.

Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 2
Kết quả xét nghiệm được dùng để phân tích chức năng gan 

Các xét nghiệm máu khác

Trong một số xét nghiệm khác, cha mẹ cũng cần lưu ý nên cho trẻ nhịn ăn. Đó là:

  • Xét nghiệm chuyển hóa cơ bản, xét nghiệm cân bằng điện giải: Nhịn ăn trước 10 - 12 giờ.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Cần nhịn ăn từ 8 - 12 giờ.
  • Xét nghiệm vitamin B12 trong máu: Cha mẹ cần cho trẻ nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 6 - 8 giờ.

Làm sao để trẻ nhịn ăn an toàn trước khi xét nghiệm máu?

Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, làm sao để trẻ nhịn ăn an toàn trước khi xét nghiệm thì không phải ai cũng biết. Với những bậc cha mẹ mới lần đầu cho trẻ đi xét nghiệm, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:

Cho trẻ uống nhiều nước

Việc nhịn ăn trong thời gian dài có thể khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để kích thích cơ thể trao đổi chất. Từ đó, duy trì mức năng lượng ổn định và vận chuyển oxy đến các cơ quan khác nhau.

Cho trẻ xét nghiệm vào buổi sáng

Ban đêm là khoảng thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi nên tiêu tốn rất ít năng lượng. Vì vậy, việc cho trẻ xét nghiệm vào buổi sáng không chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian chờ đợi, mà còn giúp trẻ không phải nhịn ăn cả ngày dẫn đến kiệt sức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc học tập, sinh hoạt của trẻ hằng ngày mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ khác như: Kiệt sức, buồn nôn, đau dạ dày,...

Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 3
Xét nghiệm máu vào buổi sáng giúp trẻ tỉnh táo và đỡ mệt hơn 

Hạn chế cho trẻ vận động quá sức

Trẻ nhịn ăn đồng nghĩa với việc cơ thể không được cung cấp thêm bất cứ nguồn năng lượng nào. Việc vận động quá sức khiến trẻ cảm thấy đói và mệt nhanh hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên khuyên trẻ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Cần lưu ý gì khi trẻ xét nghiệm máu?

Máu, kim tiêm và bác sĩ là nỗi lo sợ của hầu hết các bạn nhỏ. Để tránh tình trạng bé quấy khóc, hoảng loạn, cha mẹ có thể thực hiện một vài cách đơn giản sau để trấn an “bé yêu” như:

  • Cha mẹ nên ngồi cạnh, động viên để trẻ không còn sợ hãi.
  • Không nên ghì chặt trẻ khiến trẻ giãy giụa và làm gãy kim tiêm.
  • Nên nói chuyện hoặc đánh lạc hướng để giữ trẻ ngồi yên.
  • Sau khi lấy máu, cha mẹ giữ bông trong 5 - 10 phút để đảm bảo vết thương không còn chảy máu.
  • Tránh để bé chạm tay vào vết thương gây nhiễm trùng.
Cha mẹ lưu ý: Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? 4
Cha mẹ cần an ủi để bé vượt qua nỗi sợ khi lấy máu

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã tự mình giải đáp được thắc mắc: “Trẻ em xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?”. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm những kiến thức cần thiết khi chăm sóc bé nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin