Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy đa tạng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau là tình trạng rối loạn chức năng đồng thời xảy ra với nhiều cơ quan. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về chứng suy đa tạng cùng dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán suy đa tạng và biện pháp điều trị.
Chứng suy đa tạng vô cùng nguy hiểm và phức tạp, cần được can thiệp và xử lý kịp thời nhằm tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể. Bài viết này sẽ gửi đến bạn những thông tin về hội chứng suy đa tạng, nguyên nhân và chẩn đoán suy đa tạng cũng như cách điều trị cụ thể nhằm bảo vệ tính mạng.
Suy đa tạng là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm đồng thời tối thiểu 2 trong các cơ quan quan trọng của cơ thể như gan, tim mạch, phổi, thận… Suy đa tạng là hậu quả của chứng rối loạn chức năng đa cơ quan, thường gặp phải ở người bị nhiễm trùng huyết, chấn thương, viêm tụy hoặc bỏng nặng.
Chứng suy đa tạng xuất hiện cấp tính, có diễn tiến nặng và phức tạp, tỉ lệ tử vong cao trong trường hợp bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực ở khoa hồi sức tích cực. Căn cứ vào số lượng cơ quan bị ảnh hưởng, tình trạng suy giảm chức năng và mức độ của tổn thương mà bác sĩ có thể tiên đoán khả năng phục hồi hoặc kết quả xấu đối với người bệnh.
Suy đa tạng xảy ra do nhiều nguyên nhân đa dạng, chủ yếu là vấn đề cấp tính khiến hệ thống nhiều cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Trong đó, nhiễm khuẩn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây suy đa tạng. Khi bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây đáp ứng viêm hệ thống, các cytokine gây viêm được giải phóng làm mất cân bằng, yếu tố kháng viêm ít hơn yếu tố gây viêm, dẫn đến cơ quan thứ phát sẽ bị tổn thương tạo thành vòng xoắn suy đa tạng.
Vì các hệ thống cơ quan đồng thời cùng bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động nên những dấu hiệu của suy đa tạng khá phức tạp. Các triệu chứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng, chẳng hạn như:
Các triệu chứng trên sẽ giúp bác sĩ nhận biết sớm dấu hiệu và chẩn đoán suy đa tạng, từ đó cấp cứu kịp thời. Đây là biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu người bệnh được cấp cứu chậm trễ hoặc không đúng cách.
Không những tình trạng suy đa tạng có diễn biến phức tạp và nguy hiểm mà cách chẩn đoán suy đa tạng cũng đối mặt với không ít khó khăn. Nhằm chẩn đoán chính xác, có đầy đủ thông tin để đánh giá tình hình mắc bệnh cũng như điều trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, bao gồm triệu chứng và kết quả của các xét nghiệm. Cụ thể có các kỹ thuật chẩn đoán sau:
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm tra nồng độ Lactate trong máu, số lượng các cơ quan bị suy giảm chức năng trong cơ thể và tình trạng hạ huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán suy đa tạng và có phương án điều trị thích hợp.
Người bị suy đa tạng sẽ được điều trị dựa theo nguyên nhân, điều trị kiểm soát viêm toàn thân, rối loạn chức năng của các cơ quan, ngăn ngừa các cơ quan khác tiếp tục bị ảnh hưởng. Dưới đây là những phương pháp điều trị được áp dụng:
Bác sĩ sẽ dự phòng biến chứng suy đa tạng bằng phương pháp dẫn lưu mổ, cắt mô bị hoại tử ở tạng bị ảnh hưởng với mục đích kiểm soát ổ nhiễm khuẩn. Người bệnh cần được đảm bảo có đủ oxy, theo dõi hồi sức, nếu có thiếu máu cục bộ thì phải được kiểm soát kịp thời. Dinh dưỡng được cung cấp qua đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêu hóa của bệnh nhân nếu chức năng tiêu hóa không bị suy giảm.
Tùy vào tạng bị suy chức năng mà cách điều trị sẽ khác nhau, cụ thể:
Suy đa tạng là tình trạng khá nghiêm trọng vì các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng, tác động xấu đến sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về chẩn đoán suy đa tạng. Nếu không can thiệp y tế sớm, người bệnh có thể tử vong nên cần được bác sĩ theo dõi nhằm chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.